Tìm hiểu cách trang trí bàn thờ ngày Tết miền Bắc vừa đầy đủ vừa thể hiện được sự trang trọng. Bàn thờ đẹp, đầy đủ cũng là cách thể hiện sự kính trọng của...

HỆ THỐNG NỆM THẮNG LỢI KÍNH CHÀO QUÝ KHÁCH HÀNG

0365799944

Cách trang trí bàn thờ ngày Tết miền Bắc đầy đủ và đẹp
Ngày đăng: 24/10/2023 - 02:38 PM
Khám phá ngay cách trang trí bàn thờ Tết miền Bắc vừa đầy đủ vừa thể hiện được sự kính trọng đối với bề trên trong dịp Tết Nguyên Đán sắp tới nhé!

Mục lục

    Tết là thời điểm quan trọng nhất của năm. Đây là thời điểm đánh dấu chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Ngoài việc dọn dẹp nhà cửa đón Tết thì trang trí bàn thờ tổ tiên là điều quan trọng. Nếu bạn chưa biết cách cách trang trí bàn thờ ngày tết miền Bắc vừa đầy đủ lại còn đẹp thì tham khảo ngay bài viết của đệm Thắng Lợi ngay bên dưới nhé!

    Bàn thờ ngày Tết ở miền Bắc cần những gì?

    Bàn thờ Tết miền Bắc sẽ có những gì

    Bàn thờ Tết miền Bắc sẽ có những gì?

    Để bàn thời được đầy đủ, trang trọng nhất thì đây là những thứ bạn cần phải có:

    • Mâm ngũ quả: Không thể thiếu được trong bàn thờ ngày Tết đó là mâm ngũ quả. Đối với bàn thờ ngày Tết ở miền Bắc sẽ gồm các loại quả như: Chuối, bưởi, đào, quất, hồng. Theo phong thủy ngũ hành thì mâm ngũ quả tượng trưng cho sự hạnh phúc, sung túc. Mỗi loại quả đại diện cho mong muốn của gia chủ như: Phúc, Lộc, Thọ, Khang, Ninh.

    • Mâm cơm cúng: Mâm cúng 3 ngày tết là phần không thể thiếu, vào những ngày 30, 1, 2 âm lịch. Trong 3 ngày này trên bàn thờ luôn luôn phải đốt nhang và cúng 3 bữa/ ngày. Nguyên tắc để chuẩn bị mâm cúng là số bát và số đĩa phải bằng nhau, ví dụ 4 bát - 4 đĩa, 6 bát - 6 đĩa,...

    • Đồ trang trí bàn thờ: Tùy theo cách bày trí của gia chủ (mua mới hoặc tận dụng lại những món ở năm cũ như lọ hoa, đèn dầu, cây vàng, cây bạc...) nhưng cần lưu ý cần vệ sinh sạch sẽ rồi phơi khô. Những món bạn cần chuẩn bị gồm 1 đèn dầu (có thể thay bằng 2 cây nến) thắp liên tục từ ngày 30 đến hết mùng 3 Tết. Lọ hoa sẽ chia đều 2 bên đối xứng (có thể hoa đào, hoa cúc,...). Ở phần tiếp theo chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách bố trí đầy đủ hơn.

    Cách trang trí bàn thờ ngày Tết miền Bắc như thế nào là chuẩn?

    Trang trí bàn thờ ngày Tết ở miền Bắc thường diễn ra rất sớm. Thông thường vào ngày 23 tháng chạp (ngày Tết ông Công ông Táo). Dưới đây là một số nguyên tắc cơ bản dành cho gia chủ:

    Bố trí đồ trang trí bàn thờ

    Ở khu chính giữa sẽ là nơi đặt bát hương, 2 bên là 2 bát hương nhỏ, đặt sao cho tạo được tư thế tam tài. Tiếp theo đến 2 cây đèn dầu hoặc cây nến ở vị trí ngoài cùng. Ngụ ý bên phải là mặt trăng và bên trái chính là mặt trời.

    Tương tự thế, bạn cần chuẩn bị 2 lọ hoa tươi đặt ở 2 bên bàn thờ để mang tới sự cân bằng.  Lọ hoa cắm bên trái, nên cắm hoa tươi như: hoa cúc, hoa huệ, hoa lay ơn, hoa mai, … không cắm hoa khô, hoa nhựa hay hoa héo sẽ khiến thần linh phật lòng. Nên tránh các loại hoa như: hoa mẫu đơn, hoa nhài, hoa râm bụt… vì nó mang ý nghĩa không tốt và không thanh tịnh. Cắm hoa nên tuân theo nguyên tắc Sinh – Lão – Bệnh – Tử, chọn số cành hoa lẻ để rơi vào cửa Sinh và Lão. Không nên cắm số chẵn sẽ dễ sinh vào cửa Bệnh và Tử.

    Bên cạnh đó, cách bày trí bàn thờ ngày Tết bạn phải chuẩn bị 3 chén nước sạch, 3 chén rượu cùng một bình hồ lô nhỏ. Người miền Bắc thường sử dụng hương vòng để đốt trong ngày Tết vì nó có mùi hương dễ chịu và thời gian cháy lâu.

    Ở nhiều gia đình còn có tập tục đặt 2 cây mía cao, có nhiều lá ở 2 bên bàn thờ. Mục đích là mang đến sự đầy đủ và sum suê, giúp gia chủ gặp nhiều may mắn và thành công hơn trong năm mới.

    Các lễ vật đồ thờ như quần áo giấy, giấy tiền vàng mã, ly rượu,...đặt vào 2 bên sao cho thuận mắt là được.

    Lưu ý: Chú ý, bạn hãy sắp xếp sao cho phù hợp để đặt mâm cơm cúng và đồ khác.

    Cách xếp mâm ngũ quả

    Thuyết Ngũ hành, theo người phương Đông, thể hiện thông qua mâm ngũ quả, biểu tượng cho Phú, Quý, Thọ, Khang, và Ninh. Ngũ hành biểu thị sự sống, và quả trong mâm ngũ quả đại diện cho sự sống. Màu sắc của từng loại quả tượng trưng cho màu sắc trong Ngũ hành.

    Mâm ngũ quả ở miền Bắc thường gồm các loại quả như bưởi, quất, đào, chuối, và hồng. Chuối mang ý nghĩa của bàn tay thần linh, biểu tượng sự che chở và hỗ trợ cho gia đình. Vì vậy, nải chuối xanh, với hoa ở phía trên mỗi quả chuối, thể hiện sự nở rộ của mùa Xuân.

    Chính giữa nải chuối thường đặt một quả bưởi hoặc có thể thay bằng quả phật thủ, tượng trưng cho sự vẹn toàn và viên mãn. Các loại quả khác được xếp xen kẽ để tạo thành một bố cục và màu sắc hài hòa.

    Quả sung thường biểu tượng cho sự sung túc và tài lộc, trong khi quả táo thể hiện sự no ấm, phú quý. Quả lựu thể hiện mong muốn cho sự ấm cúng của con cháu. Trong quá trình trang trí bàn thờ gia tiên ngày Tết, bạn có thể lựa chọn các loại quả để thể hiện những mong muốn của mình.

    Lưu ý, khi trang trí mâm ngũ quả ngày Tết ở miền Bắc, đặc biệt là trang trí bàn thờ gia tiên, nên chọn trái cây theo số lẻ như 3, 5, 7, 9 để phù hợp với phong thủy.

    Cách bày trí mâm cơm cúng ngày Tết ở miền Bắc

    Cách bày trí mâm cúng Tết miền Bắc

    Cách bày trí mâm cúng Tết miền Bắc

    Mâm cúng được xem như cách thể hiện tấm lòng của con cháu đối với ông bà tổ tiên, mong muốn mời ông bà tổ tiên về chung vui đón Tết.

    Mâm cơm cúng của người miền Bắc là một truyền thống được kế thừa và phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trên bàn thờ, những món ăn truyền thống quan trọng không thể thiếu bao gồm: gà trống luộc, bánh chưng, xôi, miến xào lòng gà, dưa hành muối, và canh bóng thả.

    Cách bố trí mâm cơm cúng phụ thuộc vào số lượng bát và đĩa thức ăn. Nếu bàn thờ có diện tích nhỏ, bạn có thể bày trí mâm cơm cúng trên mặt bàn và đặt lên một chiếc ghế hoặc ghế bục cao để thể hiện sự tôn trọng và kính trọng đối với tổ tiên.

    Những món ăn truyền thống này không chỉ là lời tri ân và tưởng nhớ đến tổ tiên mà còn thể hiện lòng hiếu khách và sự đoàn kết trong gia đình vào những dịp quan trọng như cúng giỗ và tất niên.

    =>Xem thêm: Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết 2024? Đếm ngược Tết 2024

    Những điều lưu ý khi trang trí bàn thờ ngày Tết

    Khăn lau bàn thờ cần phải dùng riêng

    Khăn lau bàn thờ phải là khăn sạch và dùng riêng

    Khăn lau bàn thờ phải là khăn sạch và dùng riêng

    Mặc dù nhiều người có quan điểm rằng bất kỳ khăn nào cũng có thể được sử dụng để lau bàn thờ, thế nhưng điều này được xem là một quan điểm không chính xác. Điều quan trọng là phải dành riêng cả khăn và chổi để lau dọn bàn thờ, không nên sử dụng chung chúng. Theo quan điểm truyền thống của người Việt, bàn thờ là nơi linh thiêng, tôn kính, cần phải tuân theo các quy tắc kiêng kỵ và tránh xa những điều không tốt. Đây là một quan điểm đã tồn tại từ lâu và đáng để chú ý.

    Chú ý vị trí đặt bàn thờ ngày Tết

    Bàn thờ đặt đúng vị trí sẽ mang lại nhiều tài lộc cho gia chủ. Nhiều người nhầm tưởng hướng bàn thờ ra cửa sẽ đón may mắn nhưng thực tế không phải vậy, ở đây là hướng ra ngoài cửa, có thể là cửa sổ. Còn cửa ra vào tuyệt đối không nên để bàn thờ.

    Cần chú ý khi mua và bày đồ cúng lễ

    Trên bàn thờ, số lượng đồ cúng rất đa dạng, vì vậy bạn nên lập danh sách trước để tránh quên sót. Các món đồ thường bao gồm rượu, hoa quả, vàng mã, xôi, mâm cỗ mặn và một chén nước tinh khiết (có thể là nước khoáng hoặc nước mưa). Theo quan niệm truyền thống, nước mưa được xem là nước của trời, biểu tượng cho sự trong sạch và tinh khiết, do đó nó được ưa thích hơn.

    Nếu bạn đang gấp và không có đủ đồ cúng, hãy cần có ít nhất một chén nước mưa và một nén hương để thể hiện sự trang trọng trong lễ cúng. Điều quan trọng là trên bàn thờ phải có đèn dầu hoặc nến. Khi thắp hương, luôn luôn thực hiện theo số lẻ và tránh thắp số chẵn.

    Với những thông tin trên, nệm Thắng Lợi hy vọng bạn đã nắm được cách trang trí bàn thờ ngày Tết miền Bắc cho dịp Tết Nguyên Đán sắp tới. Chúc bạn một cái Tết an lành.

    Zalo
    Hotline