Mục lục
Tỉa cành, ngắt nụ hoa mai sau tết
Tỉa cành và ngắt nụ mai sau tết là một bước vô cùng quan trọng trong việc giúp cho cây mai có thể phục hồi và phát triển ổn định. Thông thường, việc tỉa cành và ngắt nụ nên được tiến hành sớm, khoảng trước ngày 15 âm lịch, nhằm giúp cho mai có tái tạo lại chất dinh dưỡng và kích thích sự phát triển của mai.
Đối với việc ngắt nụ và hoa mai sau tết, bạn chỉ cần ngắt hết toàn bộ nụ và hoa mai còn ở trên cây để tránh tình trạng cây mai lại dồn chất dinh dưỡng để nuôi những nụ và hoa này, khiến cho cây mai bị mất sức và lâu hồi phục.
Đối với việc cắt tỉa cành, bạn nên thực hiện cắt tỉa theo nguyên tắc tỉa từ trên xuống dưới và cắt bỏ khoảng 1/3 cành nhằm tạo ra sự cân đối và khuyến khích sự hồi phục và phát triển của mai sau tết. Sau khi tỉa cành khoảng 2 ngày, bạn nên đưa cây mai ra nắng nhằm giúp cho cây dễ dàng thích nghi và kích thích sự ra chồi mới nhanh chóng.
Tuy nhiên đối với việc tỉa cành, bạn cần phải thực hiện một cách cẩn thận và tỉa đều các cành vì nếu bỏ sót các cành không tỉa thì rất có thể đó chính là một điều kiện tốt để cho các mầm bệnh phát triển.
Trong trường hợp bạn cắt tỉa cành mai và gây ra những vết cắt lớn, bạn cần nhanh chóng sử dụng các loại keo liền da để bôi vào vết cắt nhằm bảo vệ vết cắt khỏi những tác động xấu ở bên ngoài và giúp cho vết cắt được hồi phục một cách nhanh chóng.
Việc cắt tỉa cành và ngắt nụ hoa mai là việc vô cùng quan trọng mà bạn cần phải làm với cây mai sau tết. Điều này không chỉ giúp cho cây hồi phục một cách nhanh chóng mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho cây mai có thể phát triển một cách ổn định về sau.
Thay đất cho chậu mai sau tết
Công đoạn đầu tiên cũng là công đoạn quan trọng nhất trong việc chăm sóc mai trong chậu sau tết đó chính là thay đất trong chậu. Sau một năm sinh trưởng và phát triển, bạn cần phải thay đất trong chậu để bổ sung các dưỡng chất mới cho cây mai, giúp cho cây mai có điều kiện sinh trưởng tốt hơn.
Để có thể thay đất trong chậu cho cây mai, bạn có nên làm theo những bước như sau:
Bước 1: Bạn sẽ nâng cây ra khỏi chậu và loại bỏ đất cũ xung quanh rễ một cách tỉ mỉ để không làm tổn thương đến rễ mai. Sau đó, bạn sử dụng kéo để cắt bỏ các rễ già, rễ bệnh hoặc bị hỏng. Ở giai đoạn này, bạn tuyệt đối phải cẩn thận để không làm tổn thương đến rễ cám của mai.
Bước 2: Bạn cần chuẩn bị sẵn chậu mới và đất mới cho cây. Trước khi đặt mai vào chậu mới, bạn hãy đổ một lượng đất vào chậu khoảng 2/3. Sau đó đặt cây vào giữa chậu và bổ sung đất xung quanh cho đến khi chậu đầy. Đồng thời phủ một lớp sỏi hoặc đất nung lên bề mặt đất để giữ ẩm và hạn chế sự phát triển của cỏ dại và côn trùng.
Bước 3: Sau khi thay đất, bạn sẽ đặt cây trong môi trường bóng râm thoáng mát từ 1 đến 2 ngày trước khi đưa ra nắng. Điều quan trọng mà bạn cần phải lưu ý đó là không nên bón thêm phân hóa học ngay sau khi thay đất, bởi vì bộ rễ của cây cần thời gian để hấp thụ và hòa tan phân bón, tránh gây sốc và gây hại cho sức khỏe của cây.
Việc thay đổi đất cho mai không chỉ giúp cây mai phục hồi sức khỏe sau tết mà còn là cơ hội để tạo ra một môi trường tốt nhất để cho mai có thể phát triển ổn định.
Sau khi thay đất từ khoảng 1 đến 2 ngày, bạn sẽ bắt đầu đưa mai ra ngoài nắng để cho cây mai có thể thích nghi với môi trường xung quanh và tiếp tục phát triển một cách ổn định. Tuy nhiên, bạn cũng chỉ nên để cây mai ở những nơi có nắng nhẹ chứ không nên đặt mai dưới ánh nắng quá gay gắt vì rất có thể sẽ khiến cho mai bị sốc.
Bạn có thể sử dụng khoảng 1 thìa phân Ure và pha với khoảng 10 lít nước và tưới lên gốc và thân cây để kích thích cho sự hồi phục của cây mai.
Trong giai đoạn hồi phục và phát triển, mai sẽ rất nhạy cảm với các loại sâu bệnh, đặc biệt là bọ trĩ. Để bảo vệ cây khỏi sự tấn công của sâu bệnh, một phương pháp hiệu quả và được sử dụng phổ biến đó là sử dụng hỗn hợp thuốc bảo vệ thực vật chứa hai hoạt chất Hexaconazole (Anvil) và Fipronil (Regent). Việc phun lần đầu sau khi cây được tỉa cành trong khoảng 10 ngày giúp ngăn chặn sự phát triển của các sâu bệnh.
Bạn hãy cứ tiếp tục phun thuốc sau khi mai bắt đầu nảy chồi và khi lá mới vừa bắt đầu già đi, nhằm tạo lớp bảo vệ mạnh mẽ cho cây trong những giai đoạn quan trọng của sự phát triển.
Khoảng từ 15 – 20 ngày sau khi thay đất cho mai, bạn cần phải kích thích cho mai ra rễ. Thông thường, các nhà vườn sẽ sử dụng Atonik để phun lên thân, lá và tưới dưới gốc mai để kích thích cho mai ra rễ một cách hiệu quả.
Bạn cần sử dụng Atonik liên tục từ 4 - 5 lần, mỗi lần cách nhau từ 7 – 10 ngày. Việc kích thích cho mai ra rễ mới sẽ khiến cho cây mai có thể hồi phục và phát triển một cách nhanh chóng.
Tưới nước đều đặn ngày 2 lần cho mai
Bạn nên tưới nước đều đặn cho cây mai một ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều mát để giữ độ ẩm của đất luôn trong tình trạng ổn định.
Từ khoảng 15 – 20 ngày sau khi thay đất cho mai, bạn sẽ bắt đầu bón phân hữu cơ cho cây mai để giúp bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho mai có thể phát triển ổn định.
Một số loại phân như phân trùn quế Pb01 và phân trùn quế SFARM viên nén, được đánh giá cao vì khả năng giúp hệ rễ phát triển khỏe mạnh. Các thành phần như acid humic và acid fulvic có trong 2 loại phân này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng của mai mà còn hạn chế các bệnh về rễ.
=>> Xem thêm bài viết Hướng dẫn kỹ thuật trồng hoa cúc tết nở đúng dịp tết Nguyên Đán 2024 chi tiết nhất
Vệ sinh thân và gốc mai sau tết
Đối với cây mai được trồng ngoài đất, bước đầu tiên sau khi tỉa cảnh và ngắt bông đó chính là vệ sinh thân và gốc mai. Việc vệ sinh thân và gốc mai sẽ làm sạch những lớp rong rêu và nấm mốc bám trên cây. Bạn có thể sử dụng vòi nước phun mạnh để loại bỏ những lớp rong rêu này. Nếu bạn cảm thấy vẫn còn các vết bẩn, bạn có thể sử dụng bàn chải để loại bỏ mảng nấm mốc và rong rêu ra khỏi thân và gốc cây mai.
Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng phương pháp vệ sinh khác bằng cách sử dụng phân Ure pha đặc và phun mạnh vào những vùng có nấm mốc. Tuy nhiên, hãy nhớ bọc gốc cây bằng túi nilon để tránh cho phân Ure chảy xuống gốc, đồng thời tránh gây ra sự tổn thương cho gốc mai.
Cây mai trồng ngoài đất sau Tết thường phải đối mặt với nhiều loại sâu bệnh và côn trùng gây hại, như sâu ăn lá, sâu đục thân, nhện đỏ, rệp mềm ở đọt non và bọ trĩ.
Một cách hiệu quả để loại bỏ sâu hại là sử dụng phương pháp bắt thủ công, loại từng con sâu một bằng tay. Đối với rệp mềm, bạn có thể sử dụng vòi nước phun vào mặt dưới của lá để xua đuổi chúng. Trong trường hợp cây bị tấn công nhiều bởi rệp mềm, việc sử dụng dung dịch tỏi và ứng gừng để phun phòng ngừa sẽ giúp bảo vệ cây mai khỏi sâu bệnh một cách hiệu quả.
Việc bón phân cho cây mai được trồng ngoài đất cần phụ thuộc vào kích thước và tình trạng sức khỏe của cây. Tuy nhiên, việc bón phân cần định kỳ, mỗi 15-20 ngày một lần nhằm kích thích cho sự hồi phục và phát triển của cây mai một cách hiệu quả.
Một số loại phân bón phù hợp mà bạn có thể sử dụng để bón cho cây mai sau tết như TRIMIX-N1, TRICHOMIX-DT, và TRIMIX-N2. Các loại phân bón này đều được sản xuất thông qua công nghệ ủ hoai nguyên liệu hữu cơ và bổ sung các vi sinh vật có lợi như nấm đối kháng Trichoderma, vi khuẩn Bacillus sp., và xạ khuẩn. Điều này giúp cây phục hồi nhanh chóng và ngăn ngừa hiệu quả sự xuất hiện của các bệnh nấm.
=>> Có thể bạn cũng quan tâm về Hoa thiên điểu: Ý nghĩa, cách trồng và cách chăm sóc đúng chuẩn
Qua bài viết trên, Công ty nệm Thắng Lợi đã cùng bạn tìm hiểu về cách chăm sóc mai sau tết, từ mai trồng trong chậu cho đến mai được trồng ngoài đất. Hy vọng với những gì nệm Thắng Lợi chia sẻ đã có thể giúp cho bạn hiểu rõ hơn về cách dưỡng mai sau tết đúng cách để năm sau mai vẫn nở rộ bông. Nếu có bất cứ thắc nào, đừng ngần ngại liên hệ cho congtynemthangloi.com để nhận được những sự tư vấn tốt nhất nhé.