Mục lục
Đây là các nguyên nhân phổ biến khiến cơ thể rơi vào tình trạng buồn ngủ mệt mỏi:
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi cơ thể và tinh thần sau một ngày hoạt động. Khi thiếu ngủ, cơ thể bạn không có đủ thời gian để thực hiện các quá trình phục hồi và tái tạo cần thiết, từ đó dẫn đến cảm giác mệt mỏi và giảm năng suất làm việc.
Nếu tình trạng thiếu ngủ kéo dài sẽ làm giảm giải phóng các chất thải độc hại, dẫn đến cản trở hoạt động của tế bào thần kinh. Điều này gây ra tình trạng rối loạn giấc ngủ, dẫn đến mất cân bằng oxi hóa và làm chết tế bào. Từ đó gây suy giảm trí nhớ, giảm tập trung, người lờ đờ,…
Nguyên nhân người buồn ngủ mệt mỏi là do thiếu ngủ
Cơ thể cần năng lượng để duy trì các hoạt động hàng ngày và hoạt động tốt trong ngày. Nếu không đủ năng lượng, cơ thể sẽ trở nên mệt mỏi và buồn ngủ. Nguyên nhân gây ra thiếu năng lượng điển hình là thiếu ngủ, thiếu vận động thể chất, ăn uống không đủ chất dinh dưỡng, stress, căng thẳng hoặc mắc một trong các bệnh lý có thể làm giảm năng lượng và gây ra cảm giác mệt mỏi.
Khi bạn uống cà phê, trà hoặc thức uống có chứa caffeine, cơ thể sẽ hấp thụ chất caffeine, sau đó chuyển hóa đến não bộ. Caffeine sẽ ức chế các thụ thể adenosine - một chất được cơ thể sản xuất tự nhiên, có nhiệm vụ dẫn truyền thần kinh. Sau đó, caffeine làm vô hiệu hóa adenosine, làm cho cơ thể tỉnh táo. Một khi caffeine hết tác dụng, cơ thể có thể tích tụ adenosine quá nhiều và “tấn công” bạn cùng một lúc. Đó là lý do tại sao caffeine có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi buồn ngủ.
Tình trạng lúc nào cũng buồn ngủ và mệt mỏi khiến bạn không những thấy người uể oải ở nơi làm việc mà còn có cảm giác nặng nề khi ở nhà. Bạn thậm chí có thể quá kiệt sức đến mức không thể xoay xở được với công việc của mình. Lúc nào cũng buồn ngủ mệt mỏi có thể là dấu hiệu của các bệnh lý sau:
Đây là một tình trạng đặc biệt phổ biến ở phụ nữ đang trong độ tuổi sinh nở và những người vừa mới trải qua một cuộc phẫu thuật. Ngoài ra, bạn cũng có thể bị thiếu máu do thiếu sắt, axit folic hoặc vitamin B12. Các bệnh mãn tính như tiểu đường hoặc bệnh thận cũng có thể gây thiếu máu. Tình trạng thiếu máu sẽ gây ra cảm giác mệt mỏi, buồn ngủ cho bạn.
Mệt mỏi, buồn ngủ cũng có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Bệnh nhân mắc tiểu đường loại 2 nếu không có đủ năng lượng để giữ cơ thể hoạt động trơn tru, lúc này người bệnh sẽ thường gặp phải cảm giác mệt mỏi, uể oải, thèm ngủ.
Vitamin đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa năng lượng, hỗ trợ hệ thống miễn dịch và duy trì chức năng cơ bản của cơ thể. Chính vì vậy, thiếu vitamin có thể gây suy nhược và mệt mỏi.
Người có chế độ ăn kiêng khem quá mức, ăn ít calo, chế độ ăn ít carbohydrate, ăn nhiều thực phẩm giàu năng lượng nhưng nghèo dinh dưỡng… thường không cung cấp đủ lượng vitamin và dưỡng chất cần thiết để cơ thể hoạt động tốt, điều này có thể gây ra tình trạng suy nhược mệt mỏi.
Lúc nào cũng buồn ngủ mệt mỏi là do thiếu vitamin
Mặc dù thực phẩm cung cấp năng lượng cho cơ thể, nhưng nghiên cứu cho thấy rằng tình trạng không dung nạp thực phẩm hoặc dị ứng có thể gây tác dụng ngược. Thực tế, mệt mỏi có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của chứng dị ứng thực phẩm. Bệnh Celiac (không dung nạp gluten) do bạn không thể tiêu hóa gluten cũng có thể gây ra mệt mỏi.
Suy tuyến giáp thường gây ra cảm giác mệt mỏi, buồn ngủ, mất tập trung và đau nhức cơ bắp. Khi chức năng tuyến giáp bị suy giảm, cơ thể lúc nào cũng cảm thấy uể oải và buồn ngủ, có thể khiến người bệnh ngủ từ 14-16 tiếng mỗi ngày mà vẫn buồn ngủ.
Khi bạn ngủ dậy và cảm thấy cơ thể mệt mỏi, có thể bạn đang mắc chứng bệnh ngưng thở khi ngủ. Đây là một sự rối loạn đặc trưng bởi sự gián đoạn ngắn của hơi thở trong khi ngủ và dẫn tới thiếu oxy trong máu. Ngáy là triệu chứng đặc trưng của chứng ngưng thở, nó khiến bạn cảm thấy mệt mỏi vào sáng hôm sau. Đặc biệt, ngưng thở khi ngủ có thể dẫn tới bệnh tim, cao huyết áp và đột quỵ.
Trầm cảm là căn bệnh ảnh hưởng đến hoạt động ăn, ngủ,… khiến người bệnh mệt mỏi và buồn ngủ. Nếu không điều trị sớm, triệu chứng này có thể kéo dài trong nhiều tuần, nhiều tháng, thậm chí là nhiều năm, ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý và sức khỏe của người bệnh.
Lúc nào cũng buồn ngủ mệt mỏi là do bệnh trầm cảm
Dưới đây là một số biện pháp có thể khắc phục tình trạng buồn ngủ mệt mỏi mà bạn có thể áp dụng khi xác định rõ là không phải do bệnh lý:
Điều này giúp cho cơ thể có đủ chất dinh dưỡng, các vitamin và khoáng chất cần cho hoạt động sống. Nạp đủ protein hoặc tinh bột vào buổi sáng để không bị tình trạng mệt mỏi khi não thiếu năng lượng cả ngày.
Ăn uống khoa học giúp khắc phục tình trạng mệt mỏi buồn ngủ do thiếu chất
Để có một giấc ngủ lí tưởng, cần lưu ý chuẩn bị một số điều kiện sau:
Lựa chọn chăn gối nệm phù hợp để ngủ ngon, từ đó khắc phục được tình trạng mệt mỏi buồn ngủ do thiếu ngủ gây ra
Tập thể dục thường xuyên là một trong những bí quyết để sống khỏe mạnh và hạnh phúc. Khi bạn tập thể dục, không chỉ giúp tăng cường sức khỏe mà còn giải tỏa stress và nâng cao chất lượng giấc ngủ. Do đó, hãy dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để vận động cơ thể với những bài tập nhẹ nhàng.
Bạn có thể nghe nhạc, mua sắm, gặp gỡ bạn bè hoặc thưởng thức những món ăn ngon. Những hoạt động này sẽ giúp bạn thư giãn, giải tỏa áp lực và cải thiện tâm lý. Khi bạn cảm thấy thoải mái và vui vẻ, bạn sẽ ngủ ngon hơn và sẵn sàng cho một ngày mới.
Trên đây, congtynemthangloi.com đã giải đáp thắc mắc “lúc nào cũng buồn ngủ mệt mỏi là bệnh gì” và chia sẻ một số biện pháp khắc phục. Nếu bạn luôn cảm thấy cơ thể mệt mỏi, buồn ngủ dù đã thực hiện tất cả các lời khuyên, bạn nên gặp bác sĩ để được kiểm tra về sức khỏe để biết buồn ngủ nhiều là bệnh gì và điều trị hợp lý.
Xem thêm: Ngủ đủ giấc nhưng vẫn buồn ngủ: Nguyên nhân và giải pháp