Mất ngủ uống thuốc gì? Các loại thuốc trị mất ngủ tốt nhất

HỆ THỐNG NỆM THẮNG LỢI KÍNH CHÀO QUÝ KHÁCH HÀNG

0365799944

Mất ngủ uống thuốc gì? Các loại thuốc trị mất ngủ tốt nhất
Ngày đăng: 07/04/2023 - 10:49 PM
Nhiều người bệnh không biết mất ngủ uống thuốc gì để cải thiện và chấm dứt tình trạng khó ngủ, mất ngủ kéo dài. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn biết chính xác những thông tin về các loại thuốc điều trị mất ngủ này.

Mục lục

    Cuộc sống ngày càng phát triển, các yếu tố gây bệnh phát sinh ngày càng nhiều. Mất ngủ cũng đang là căn bệnh phổ biến trong xã hội hiện nay. Nhiều người bệnh không biết mất ngủ uống thuốc gì để cải thiện và chấm dứt tình trạng khó ngủ, mất ngủ kéo dài. Bài viết dưới đây, Nệm Thắng Lợi sẽ giúp bạn biết chính xác những thông tin về các loại thuốc điều trị mất ngủ này. Cùng tìm hiểu nhé.

    Mất ngủ uống thuốc gì?

    Mất ngủ uống thuốc gì? 

    => Xem ngay: Mất ngủ là bệnh gì? Bị mất ngủ phải làm sao?

    Tác hại của việc mất ngủ không phải ai cũng biết

    Mất ngủ sẽ khiến chúng ta rơi vào trạng thái mệt mỏi, thiếu sức sống, lờ đờ, mất tập trung, giảm chất lượng công việc, học tập,... Tuy nhiên, nếu mất ngủ trong thời gian dài lâu còn khiến cho cơ thể suy nhược và gây nên hàng loạt bệnh lý toàn thân. Một số tác hại do bệnh mất ngủ gây ra như:

    • Rối loạn tâm lý, cảm xúc: Mất ngủ lâu ngày khiến người bệnh xoáy vào vòng luẩn quẩn, suy nghĩ tiêu cực, lo lắng, cô đơn, dần dần dẫn đến trầm cảm, thần kinh suy nhược.
    • Da xấu đi: Khi thiếu ngủ, cơ thể sẽ tăng tiết hormone cortisol, làm phá vỡ cấu trúc collagen khiến làn da kém mịn màng, săn chắc. Từ đó, khiến làn da trở nên khô, tối màu, sạm nám và chảy xệ nhanh chóng. Ngoài ra, mất ngủ còn khiến tình trạng viêm da như dị ứng, nổi mụn,... ở phụ nữ trung niên trở nên trầm trọng hơn.
    • Nguy cơ mắc ung thư cao: Mất ngủ, ngủ ít và hay ngủ hay chập chờn khiến nguy cơ mắc ung thư đại tràng và ung thư vú cao hơn bình thường.
    • Tăng nguy cơ teo não, nguy cơ đột quỵ: Mất ngủ kéo dài sẽ làm nguy cơ teo não lên đến 25%. Trong đó, người trẻ ngủ dưới 5 tiếng mỗi đêm nguy có cơ đột quỵ cao hơn so với người bình thường gấp 8 lần.
    • Đe dọa hệ tim mạch: Thường xuyên khó ngủ, mất, ngủ không liền mạch sẽ khiến hệ thần kinh căng thẳng, các cơ quan hoạt động quá tải và tạo áp lực cho tim, tăng nguy cơ tử vong do tim và các bệnh mạch vành.
    • Dễ béo phì: Mất ngủ, khó ngủ làm thay đổi hoạt động não bộ, khiến người bệnh nhanh thấy đói, thường xuyên cảm thấy thèm ăn.

    Mất ngủ làm tăng nguy cơ bị béo phì

    Mất ngủ làm tăng nguy cơ bị béo phì

    Các loại thuốc trị mất ngủ tốt nhất hiện nay

    Sau đây là một vài loại thuốc trị mất ngủ mà bạn có thể sử dụng.

    1. Bonihappy

    Bonihappy được điều chế từ nguyên liệu thiên nhiên 100%, là chất kích thích tiết ra HGH, hormone tăng trưởng từ thùy trước tuyến yên, kiểm soát các cơ quan và chức năng cơ thể, kích thích tái tạo mô, thay thế tế bào, cải thiện chức năng của não và enzym. HGH giúp phát triển tế bào cơ xương, tạo giấc ngủ sâu hơn và ngon hơn.
    Công dụng:

    • Tạo giấc ngủ sâu và ngon hơn.
    • Hỗ trợ điều trị mất ngủ mãn tính.
    • Cải thiện và phục hồi sức khỏe.

    Đối tượng sử dụng:

    • Người lớn bị mất ngủ.

    Cách sử dụng:

    • Ngày uống 1-3 viên/2 lần/ngày.

    2. Scopolamine

    Scopolamine là loại thuốc chữa mất ngủ dạng bột, có tác dụng gây mê cực mạnh. Thuốc thường được sử dụng trong y tế với mục đích gây mê phẫu thuật, tiểu phẫu,…
    Công dụng:

    • Có tác dụng gây mê nhanh chóng, người dùng sẽ rơi vào trạng thái ngủ sâu và mê man gần như ngay lập tức.
    • Hỗ trợ an thần, cải thiện các bệnh lý như: khó ngủ, mất ngủ kinh niên, ngủ không ngon giấc,...

    Đối tượng sử dụng:

    • Được sử dụng cho những người bị mất ngủ dài ngày, người cần thư giãn thần kinh, giải tỏa căng thẳng.

    Hướng dẫn sử dụng:

    • Tiêm tĩnh mạch: Người bệnh cần có sự hỗ trợ của các bác sĩ và y tá để đảm bảo an toàn.
    • Đường uống: Pha 0,4mg thuốc cùng 100ml nước lọc và khuấy đều rồi uống. Sau 1 – 2 phút uống, thuốc sẽ phát huy tác dụng.

    Thuốc trị mất ngủ Scopolamine

    Thuốc trị mất ngủ Scopolamine

    3. Seduxen

    Seduxen được sử dụng để điều trị mất ngủ kinh niên và những trường hợp bệnh nhân có dấu hiệu ảnh hưởng đến thần kinh.
    Công dụng:

    • Giảm lo âu, kích động, rối loạn giấc ngủ trong thời gian dài.
    • Điều hòa thần kinh và an thần, giúp người bệnh đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn.
    • Hỗ trợ giảm co giật thần kinh và rối loạn co thắt cơ.

    Hướng dẫn sử dụng:

    • Được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ. Liều lượng cụ thể dựa theo tình trạng bệnh và cơ địa của từng người.
    • Người lớn dùng 1 viên mỗi lần uống. Ngày uống 2 – 4 lần.

    Chống chỉ định:

    • Phụ nữ có thai và đang cho con bú, trẻ nhỏ không nên sử dụng.

    4. Blackmores Valerian Forte

    Blackmores Valerian Forte được chiết xuất từ Cây nữ lang (valerian), loài cây giúp cải thiện đáng kể chất lượng giấc ngủ, giảm tần số của thức giấc ban đêm. Ngoài ra, Valerian còn có tác dụng an thần, không gây ra tác dụng phụ như: suy giảm tập trung, giảm trí nhớ, suy giảm hoạt động thể chất,... Blackmores Valerian Forte không chứa chất độc hại, tuyệt đối an toàn với sức khỏe.
    Công dụng:

    • Cải thiện giấc ngủ sinh học và hỗ trợ giảm căng thẳng thần kinh.
    • Nâng cao chất lượng giấc ngủ, giúp ngủ ngon và sâu hơn.
    • Đối tượng sử dụng:
    • Người lớn và trẻ trên 12 tuổi, trẻ em dưới 12 tuổi cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

    Cách sử dụng:

    • Uống mỗi ngày 1 viên, uống trước khi ngủ khoảng 30 - 60 phút.

    Thuốc trị mất ngủ  Blackmores Valerian Forte

    Thuốc trị mất ngủ Blackmores Valerian Forte

    5. Scopolamine

    Scopolamine là loại thuốc tây chữa mất ngủ dạng bột, có tác dụng gây mê cực mạnh. Thuốc thường được sử dụng trong y tế với mục đích gây mê phẫu thuật, tiểu phẫu,…
    Công dụng:

    • Có tác dụng thôi miên, gây mê nhanh chóng, người dùng sẽ rơi vào trạng thái ngủ sâu và mê man gần như ngay lập tức.
    • Hỗ trợ an thần, giảm kích động, giúp cải thiện các bệnh lý, như: khó ngủ, mất ngủ kinh niên, ngủ không an giấc,…
    • Được sử dụng cho những người bị mất ngủ dài ngày, người cần thư giãn thần kinh, giải tỏa căng thẳng.

    Hướng dẫn sử dụng:

    • Tiêm tĩnh mạch: Với phương pháp này, người bệnh cần có sự hỗ trợ của các bác sĩ, y tá để đảm bảo an toàn.
    • Đường uống: Pha 0,4mg thuốc cùng 100ml nước lọc, khuấy đều. Sau 1 – 2 phút uống, thuốc sẽ phát huy tác dụng.

    Chống chỉ định:

    • Người bị mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
    • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú.
    • Thuốc chống chỉ định cho người bị động kinh, tăng nhãn áp.
    • Nên cẩn trọng khi sử dụng cho trẻ em, người bị trầm cảm, bệnh nhân có tiền sử bệnh lý về hô hấp, tim mạch, gan, thận,…

    6. Zaleplon

    Zaleplon được dùng để điều trị cho những trường hợp bị khó ngủ, trằn trọc, rối bời.
    Công dụng:

    • Zaleplon giúp thư giãn, an thần và gây buồn ngủ. Người bệnh có thể dùng thuốc theo liệu trình 2 – 5 tháng mà không gây ra tác dụng phụ đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu lạm dụng thuốc có thể dẫn tới nguy cơ phụ thuộc thuốc và gây một số tác dụng phụ như suy giảm trí nhớ, đau đầu, hoảng sợ,… 

    Hướng dẫn sử dụng:

    Người lớn: Liều 10 mg x 1 lần/ngày.

    Đối tượng khác:

    Bệnh nhân cao tuổi: Liều 5mg/ngày (tối đa 10 mg/ngày).
    Bệnh nhân nhẹ cân hoặc suy nhược: Liều 5mg/ngày (tối đa 10mg/ngày).

    Chống chỉ định:

    • Quá mẫn cảm với zaleplon hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.
    • Bệnh nhân có hành vi phức tạp khi ngủ sau khi dùng zaleplon, eszopiclone hoặc zolpidem.

    Thuốc trị mất ngủ Zaleplon

    Thuốc trị mất ngủ Zaleplon

    7. Phenobarbital

    Phenobarbital là thuốc kê đơn có công dụng an thần, gây ngủ và chống co giật. 
    Công dụng:

    • Thuốc có tác dụng an thần ban ngày, hỗ trợ điều trị mất ngủ.
    • Giảm các cơn co giật, động kinh.
    • Phòng co giật do sốt cao ở trẻ.
    • Được kê đơn trong trường hợp vàng da sơ sinh; người bệnh mắc chứng tăng bilirubin huyết không liên hợp bẩm sinh, người bệnh ứ mật mạn tính trong gan.

    Hướng dẫn sử dụng: 

    • Với người bệnh mất ngủ, liều lượng chỉ định an toàn là 30 – 120mg/ngày, chia làm 3 lần uống.

    Chống chỉ định: 

    • Người quá mẫn với phenobarbital.
    • Những trường hợp bị rối loạn chuyển hóa porphyrin.
    • Người bị khó thở, tắc nghẽn mạch, suy hô hấp nặng.
    • Người bị suy gan, suy thận nặng.

    8. DoppelHerz Aktiv Good Night

    Doppelherz Aktiv Good Night được bào chế từ thảo dược truyền thống trong y học dân gian mang đến tác dụng làm dịu, mang đến giấc ngủ ngon.
    Công dụng:

    • Giúp an thần.
    • Hỗ trợ cải thiện chất lượng giấc ngủ cho người bị mất ngủ, ngủ không ngon, ngủ không sâu giấc, mệt mỏi, lo âu, căng thẳng.
    • Đối tượng sử dụng:
    • Dùng cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi bị mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc, căng thẳng, lo âu, mệt mỏi, stress.

    Hướng dẫn sử dụng:

    • Uống 1 viên/ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ từ 30 - 60 phút.

    Thuốc trị mất ngủ DoppelHerz Aktiv Good Night

    Thuốc trị mất ngủ DoppelHerz Aktiv Good Night

    9. Zopistad

    Zopistad 7.5 là thuốc điều trị chứng mất ngủ ngắn hạn tạm thời hoặc mãn tính, mất ngủ thứ phát do rối loạn tâm thần khiến bệnh nhân suy nhược và mất sức trầm trọng.
    Thành phần: 

    • Zopiclone 7,5 mg và các tá dược như Lactose monohydrat, Calci hydrogen phosphat dihydrat, tinh bột tiền gelatin hóa,…

    Công dụng:

    • Điều trị ngắn hạn chứng mất ngủ, bao gồm khó ngủ, tỉnh giấc về đêm và thức sớm,…
    • An thần, dễ dàng chìm vào giấc ngủ.
    • Hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ thứ phát do hoảng loạn tâm lý, rối loạn tâm thần.

    Hướng dẫn sử dụng

    • Thời gian điều trị chứng mất ngủ tạm thời là từ 2 – 3 ngày, điều trị chứng mất ngủ ngắn hạn từ 2 – 3 tuần.
    • Người lớn: 1 viên/ngày.
    • Người cao tuổi, bệnh nhân bị suy thận,suy gan nhẹ: 3,75 mg (tức nửa viên)/ngày.

    Chống chỉ định:

    • Người mẫn với zopiclone hay bất kỳ tá dược nào.
    • Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.Phụ nữ có thai, đang cho con bú.
    • Người lái xe hoặc vận hành máy móc, những người cần duy trì sự tỉnh táo.

    Những lưu ý khi sử dụng thuốc trị mất ngủ

    Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, khi sử dụng thuốc, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

    • Tốt nhất nên đi khám và tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo sử dụng đúng thuốc và đúng bệnh.
    • Chỉ sử dụng thuốc trị mất ngủ khi được sự chỉ định của bác sĩ. Trong quá trình sử dụng thuốc cần có sự theo dõi và kiểm soát chặt chẽ của bác sĩ.
    • Trong thời gian sử dụng thuốc cần duy trì thời gian ngủ từ 7 – 8 tiếng/ngày.
    • Tuyệt đối không tự ý tăng/giảm liều để tránh gây tác dụng phụ hoặc bị phụ thuộc vào thuốc. 
    • Phụ nữ có thai hay đang cho con bú, những người có cơ địa nhạy cảm cần cân nhắc trước khi sử dụng vì các loại thuốc an thần có thể gây tác dụng phụ như: nhức đầu, rối loạn tiêu hóa, chóng mặt, buồn nôn,…
    • Người bệnh tuyệt đối không dùng các loại chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… 
    • Những người có tiền sử về huyết áp thấp, tim mạch, hay động kinh thì không nên sử dụng thuốc Tây y trị mất ngủ.
    • Song song với phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh cần xây dựng chế độ sinh hoạt và ăn uống khoa học và hợp lý.
    • Nếu sau một thời gian dài sử dụng thuốc mà tình trạng mất ngủ không được cải thiện, bạn nên gặp bác sĩ để được tư vấn đổi sang loại thuốc khác phù hợp hơn.

    Trên đây, chúng tôi vừa giải đáp cho bạn mất ngủ uống thuốc gì và chia sẻ các loại thuốc trị mất ngủ tốt nhất trên thị trường hiện nay. Mong rằng những chia sẻ này sẽ hữu ích với các bạn trong việc cải thiện chất lượng giấc ngủ.

    Xem thêm:

    Canh gì trị mất ngủ? Top 10 món canh trị mất ngủ hiệu quả, dễ nấu

    Mất ngủ nên ăn gì? Tổng hợp các thực phẩm và món ăn trị mất ngủ tốt nhất

    Zalo
    Hotline