Nệm lò xo là gì? Ưu nhược điểm và địa chỉ mua uy tín

HỆ THỐNG NỆM THẮNG LỢI KÍNH CHÀO QUÝ KHÁCH HÀNG

0365799944

Nệm lò xo là gì? Ưu nhược điểm và địa chỉ mua uy tín
Ngày đăng: 10/07/2024 - 12:10 AM
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại nệm, trong đó nệm lò xo ngày càng được ưa chuộng và lựa chọn. Tuy nhiên, một số người vẫn chưa hiểu rõ về dòng nệm này. Vậy nệm lò xo là gì? Trên thị trường có những loại nệm lò xo nào? Ưu nhược điểm của nệm lò xo ra sao? Hãy cùng Công Ty Nệm Thắng Lợi tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây nhé.

Mục lục

    Nệm lò xo là gì? 

    Nệm lò xo là loại nệm được cấu tạo với lớp vỏ bọc bên ngoài và hệ thống lò xo dạng xoắn ở bên trong được làm từ thép chống gỉ. Chính vì vậy, nó có độ bền bỉ, dẻo dai, chịu được áp lực cực kỳ hiệu quả. Lớp bọc bên ngoài hệ thống lò xo bao gồm các lớp lót, lớp nỉ, lớp nệm cùng lớp vải,... nhằm mang đến cảm giác êm ái cho người nằm cũng như tăng tính thẩm mỹ cho tấm nệm.

    Nệm lò xo tiếng Anh là gì? Nệm lò xo có tên tiếng Anh trong ngành chăn ga gối nệm là spring mattress. 

    Nệm lò xo

    Nệm lò xo

    Cấu tạo của nệm lò xo

    Nệm lò xo được cấu tạo bao gồm các lớp sau: Hệ thống lò xo, lớp tiện nghi, lớp hỗ trợ cạnh viền, lớp Pillow Top hoặc có thêm lớp Euro Top ở trên cùng. Nhờ cấu tạo nhiều lớp mà nệm lò xo mang đến những trải nghiệm tuyệt vời cho người nằm.

    Hệ thống lò xo

    Lớp này có cấu tạo gồm các cuộn lò xo riêng lẻ được kết nối với nhau cố định trong khung với kích thước được định sẵn. Hiện nay có nhiều loại lò xo khác nhau, dưới đây là một số loại lò xo được sử dụng phổ biến hiện nay:

    • Lò xo liên kết: Là loại lò xo truyền thống lâu đời, thường thấy ở những loại nệm lò xo giá rẻ. 
    • Lò xo offset: Là loại lò có cấu trúc tương tự lò xo liên kết nhưng mỗi cuộn lò xo được gắn với nhau bằng dây xoắn. 
    • Lò xo MiraCoil: Là loại lò xo được xoắn lại và tạo thành mạng lưới liên kết.
    • Lò xo túi liên kết: Là loại được tạo nên từ cuộn lò xo đồng hồ cát xếp hàng ngang.
    • Lò xo túi: Là loại lò xo tốt hàng đầu hiện nay.
    • Lò xo túi độc lập: Là loại lò xo được cuốn hình trụ và có hai đầu nhỏ hơn ở giữa, mỗi cuộn lò xo được đựng trong từng túi vải riêng biệt. 

    Trong một chiếc nệm lò xo có khoảng 200 - 2000 chiếc lò xo, những chiếc nệm có dưới 300 lò xo thường có chất lượng không cao. Với độ dày lò xo, khổ thép càng lớn thì số lượng lò xo càng dày và chắc chắn hơn nên đảm bảo nệm có chất lượng tốt hơn. Ngoài ra, thiết kế lò xo phân vùng 3 khu vực chịu áp lực là vai, lưng, hông và xương chậu sẽ hỗ trợ tốt hơn loại không phân vùng.

    Hệ thống lò xo của một chiếc nệm lò xo

    Hệ thống lò xo của một chiếc nệm lò xo

    Lớp tiện nghi

    Đây là lớp tiếp xúc nhiều nhất với cơ thể của người dùng. Nó thường có chất liệu đa dạng đảm bảo sự êm ái cùng tính năng thông thoáng, an toàn cho da. Lớp tiện nghi của một số dòng nệm lò xo chất lượng sẽ được làm từ những vật liệu có tính năng khử mùi, hạn chế rệp, bụi và vi khuẩn. 

    Một số chất liệu phổ biến được sử dụng làm lớp tiện nghi trong nệm lò xo như:  memory foam, gel hoặc foam gel, bông, cao su tự nhiên,... 

    • Lớp Memory Foam: Giúp làm thư giãn những phần nặng như hông và vai.
    • Lớp gel hoặc foam gel: Mang đến cảm giác thoải mái cho người nằm và làm giảm sức nóng nhanh chóng.
    • Lớp cao su tự nhiên: Làm từ nhựa cây cao su, thân thiện với môi trường, độ thoáng khí cực tốt.
    • Lớp bông xơ polyester: Pha trộn giữa polyester và các vật liệu tổng hợp khác, kém bền và dễ xẹp.
    • Lớp len: Có tác dụng giữ ấm, cấu trúc siêu bền.
    • Lớp Microcoils: Được làm từ dây mỏng, mềm hơn so với lượng lò xo.

    Lớp hỗ trợ cạnh viền

    Lớp hỗ trợ cạnh viền bao gồm: khung thép viền, lò xo trợ lực, lớp foam hỗ trợ. 

    • Khung thép viền: Có thể cảm nhận hệ thống khung cực kỳ rõ ràng, khi chạm vào xung quanh nệm.
    • Lò xo trợ lực: Được thiết kế xung quanh phần mép, chúng dày và hỗ trợ tốt hơn các cuộn bên trong.
    • PU Foam: Độ bền chắc cao, được dùng phổ biến ở phần cạnh nệm.

    Lớp Pillow Top và Euro Top

    Lớp Pillow Top: Là lớp viền được may dính vào vỏ nệm. Lớp này giúp đường viền nệm mềm hơn, đồng thời giúp phân bố đều trọng lượng cơ thể và giảm tình trạng đau lưng cho người nằm. Tuy nhiên, do chịu trọng lượng trực tiếp từ người nằm nên lớp này dễ bị mất phom và chảy xệ trong quá trình sử dụng.

    Lớp Euro Top: Cũng tương tự như Pillow Top, đây là lớp tiện ích nhưng nó được may dưới vỏ nệm chứ không phải ở trên cùng. Lớp này giúp nệm dày hơn và có khả năng nâng đỡ tốt hơn. Tuy nhiên, những chiếc nệm lò xo có lớp này thường có giá thành khá cao. 

    Các loại nệm lò xo trên thị trường

    Nệm lò xo liên kết (Bonnell)

    Nệm lò xo liên kết là loại nệm có hệ thống lò xo được kết nối với nhau bằng dây thép, tạo thành một cấu trúc liên kết vững chắc. Lò xo Bonnell có hình dạng giống như một chiếc đồng hồ cát. Cấu tạo này giúp nệm có độ đàn hồi tốt và hỗ trợ nâng đỡ cơ thể tối ưu. Ngoài ra, dòng nệm này cũng có ưu điểm là độ chắc chắn, bền bỉ cao. Đặc biệt là giá thành rẻ, phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng.

    Nệm lò xo liên kết

    Nệm lò xo liên kết

    Nệm lò xo túi (Pocket)

    Nệm lò xo túi là loại nệm có hệ thống lò xo được bọc trong các túi vải riêng biệt. Những con lò xo này hoạt động độc lập, do đó sẽ giúp giảm thiểu tiếng ồn và rung động, mang đến một môi trường ngủ yên tĩnh. Ngoài ra, dòng lò xo này cũng có khả năng hỗ trợ cơ thể tuyệt vời. Tuy nhiên, nệm lò xo túi cũng có hạn chế là trọng lượng nặng gây khó khăn khi di chuyển và giá sản phẩm cũng cao hơn so với lò xo liên kết.

    Nệm lò xo túi

    Nệm lò xo túi

    Nệm lò xo có tốt không?

    Để giải đáp nệm lò xo có tốt không, cùng tìm hiểu một số ưu, nhược điểm của dòng nệm này.

    Ưu điểm

    • Êm ái, tạo cảm giác dễ chịu cho cơ thể: Nệm có độ êm ái cao, mang lại cảm giác thoải mái và dễ chịu cho cơ thể người nằm.
    • Nệm có kết cấu vững chắc với nhiều lớp khác nhau, giúp nâng đỡ cấu trúc xương một cách hiệu quả, hỗ trợ tốt cho cột sống, hạn chế tình trạng đau lưng.
    • Nệm lò xo có khả năng nhún/nảy cao nhất trong các loại nệm. Ưu điểm này là nhờ đặc điểm cấu tạo của nệm lò xo, bao gồm các con lò xo túi hoặc lò xo liên kết, chúng có độ nảy tốt và nâng đỡ cơ thể hiệu quả.
    • Phù hợp với nhiều đối tượng: Nệm lò xo có nhiều phân khúc, độ đàn hồi và độ nảy khác nhau. Vì thế, nệm phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng khác nhau.
    • Nệm lò xo có giá thành tương đối rẻ và phù hợp với tài chính của nhiều người.
    • Tuổi thọ trung bình của một chiếc nệm lò xo dao động từ 7-10 năm.
    • Nệm lò xo có thiết kế đẹp, sang trọng và trẻ trung, góp phần tăng thẩm mỹ cho không gian phòng ngủ. 
    • Một số dòng nệm lò xo có khả năng phân tán áp lực đồng đều, giúp giảm cảm giác đau nhức ở các vùng chịu nhiều áp lực như: đầu, vai, hông, đầu gối và chân.

    Nhược điểm

    • Nệm lò xo kém chất lượng có thể gây võng sâu, bị lún,... gây khó chịu cho người dùng.
    • Nệm có kích thước khá lớn nên thường gây khó khăn trong quá trình vệ sinh cũng như vận chuyển. 
    • Nệm lò xo có thể gây ra tiếng động khi trở mình hoặc xoay người. 

    Đánh giá nệm lò xo tốt hay không qua ưu nhược điểm

    Đánh giá nệm lò xo tốt hay không qua ưu nhược điểm

    Kinh nghiệm chọn nệm lò xo chất lượng

    Dưới đây là một số tiêu chí giúp bạn chọn được một chiếc nệm lò xo chất lượng.

    Quy trình sản xuất

    Nệm lò xo chất lượng sẽ được sản xuất dựa trên công nghệ hiện đại cùng quy trình chặt chẽ và tuân thủ những kiểm duyệt nghiêm ngặt từ khâu nguyên liệu đầu vào đến khâu vận hành. Do đó, hãy chọn những chiếc nệm được sản xuất trên quy trình công nghệ hiện đại để đảm bảo chất lượng.

    Thương hiệu

    Chọn nệm lò xo của những thương hiệu uy tín cũng là một trong những yếu tố đảm bảo chất lượng của sản phẩm.

    Độ dày của nệm

    Nệm lò xo thường có độ dày cao sẽ giúp nâng đỡ cơ thể hoàn hảo, mang đến sự thư giãn, sảng khoái vượt trội. Do đó, nên chọn nệm có độ dày khoảng 25 - 32cm. Đây là độ dày lý tưởng giúp hệ thống lò xo bên trong nâng đỡ cơ thể tốt nhất ở mọi tư thế nằm. 

    Bộ khung nệm

    Nên chọn nệm có mật độ lò xo dày vì mật độ lò xo càng dày sẽ càng giúp cho người nằm thoải mái cử động mà lực vẫn giải phóng đồng đều, không sợ mất đi sự cân bằng. 

    Lớp phủ mặt nệm 

    Nên chọn loại nệm có thêm lớp mousse lót ở trên. Lớp mút này có thể được chế tạo từ nhựa không chứa hóa chất độc hại và có độ êm ái cao, mang đến sự thoải mái cho người nằm, không gây hại cho da.

    Vỏ bọc nệm 

    Nên chọn nệm lò xo có vỏ bọc đệm được may bằng những loại vải cao cấp có khả năng hút ẩm, độ thoáng khí cao, kháng khuẩn và nấm mốc. 

    Kinh nghiệm chọn nệm lò xo chất lượng

    Kinh nghiệm chọn nệm lò xo chất lượng

    =>Tham khảo dòng sản phẩm: Nệm lò xo Thắng Lợi: Cấu tạo và bảng giá chi tiết

    Cách vệ sinh nệm lò xo hiệu quả

    Để vệ sinh nệm lò xo, bạn hãy thực hiện các bước sau:

    • Tháo bỏ toàn bộ ga giường, vỏ áo gối, tấm bảo vệ nệm và mang chúng đi giặt bằng máy giặt. Bạn nên giặt bằng nước nóng để tiêu diệt các vi khuẩn, mạt bụi bên trong nệm.
    • Dùng máy hút bụi có gắn cọ lớn và vòi hút dài lướt qua toàn bộ bề mặt của nệm, chú ý đến các đường nối và kẽ hở để đảm bảo loại bỏ hết bụi bẩn trong nệm.
    • Dùng các chất tẩy vết bẩn chuyên sâu, tùy thuộc vào loại vết bẩn để loại bỏ chúng. Đối với các vết bẩn sinh học như máu, mồ hôi hay nước tiểu, hãy dùng chất tẩy rửa bằng enzym. Xịt một ít nước tẩy lên một miếng vải trắng, sau đó dùng miếng vải này thấm lên chỗ bị ố, rồi dùng một miếng vải khác thấm sẵn nước và tiếp tục thấm cho đến khi vết bẩn bong ra.
    • Để khử mùi hôi cho nệm, hãy rắc thật nhiều bột baking soda lên nệm và để trong vài giờ. Baking soda sẽ phân hủy axit và hút hết hơi ẩm, mùi hôi còn sót lại trên nệm.
    • Dùng máy hút bụi hút hết baking soda ra khỏi nệm.
    • Phơi nệm tại nơi thoáng gió có ánh nắng trực tiếp để làm khô nệm và ngăn nấm mốc.

    Cách vệ sinh nệm lò xo hiệu quả

    Bước vệ sinh nệm lò xo đầu tiên là hút bụi trên nệm

    Hướng dẫn sử dụng và bảo quản nệm lò xo đúng cách

    • Sử dụng tấm bảo vệ nệm để bảo vệ bề mặt nệm khỏi bụi bẩn, vi khuẩn, chất lỏng, thức ăn,...
    • Đảm bảo đặt nệm trong khung giường chắc chắn, chịu lực tốt.
    • Tránh đặt nệm trực tiếp trên sàn vì có thể khiến nệm bị ẩm mốc.
    • Không nhảy trên nệm vì có thể làm hỏng kết cấu hệ thống lò xo bên trong.
    • Xoay lật mặt nệm 3-6 tháng/lần để đảm bảo nệm không bị xẹp lún và đảm bảo duy trì hình dạng, độ đàn hồi của nệm.
    • Đối với nệm lò xo có thể nằm được 2 mặt thì tiến hành lật mặt nệm 6 tháng/lần.

    Congtynemthangloi.com vừa giải đáp cho bạn nệm lò xo là gì và cung cấp các thông tin liên quan đến dòng nệm này. Mong rằng những chia sẻ này của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nệm lò xo, từ đó có thể lựa chọn được một chiếc nệm phù hợp.

    Xem thêm: Nệm lò xo nào tốt? Hướng dẫn cách chọn nệm lò xo chất lượng

    Zalo
    Hotline