Mục lục
Đau cổ họng sau khi ngủ dậy có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, điển hình là:
Việc sử dụng điều hòa ở nhiệt độ quá thấp hoặc sống trong môi trường lạnh và khô có thể khiến không khí trong phòng thiếu độ ẩm, từ đó gây ra tình trạng khô họng sau khi thức dậy. Ngoài ra, thói quen thở bằng miệng khi ngủ cũng có thể gây cảm giác khô rát cổ họng.
Ngủ ngáy có thể làm cho khô họng và gây đau họng khi thức dậy. Nguyên nhân gây ra tình trạng ngủ ngáy có thể do mệt mỏi, béo phì, hút thuốc lá hoặc di truyền.
Ngủ ngáy có thể làm khô họng và gây đau họng khi thức dậy
Một số loại virus và vi khuẩn gây ra bệnh cúm, sởi và thủy đậu,... có thể gây đau họng, đặc biệt là khi ngủ dậy.
Viêm mũi hoặc viêm họng dị ứng có thể gây tình trạng ngứa mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, và thường đi kèm theo cảm giác đau cổ họng khi ngủ dậy.
Trào ngược axit dạ dày có thể khiến axit tiếp xúc với niêm mạc thực quản và đường hô hấp trên, gây cảm giác nóng rát và đau cổ họng khi ngủ dậy.
Giấc ngủ kéo dài có thể gây mất nước cho cơ thể, và điều này có thể làm khô họng khi bạn thức dậy. Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường hoặc sử dụng thuốc gây tiểu nhiều, khô họng sáng sớm cũng có thể là biểu hiện của việc mất nước.
Với những phân tích trên về nguyên nhân dẫn tới việc ngủ dậy bị đau họng, có thể nói rằng không phải trường hợp nào cũng gây nguy hiểm cho sức khỏe. Nếu là nguyên nhân do môi trường hoặc một số tác động từ bên ngoài, bạn có thể khắc phục bằng cách tránh xa những nguy cơ đó. Nếu là nguyên nhân của bệnh lý thì cần điều trị dứt điểm.
Ngủ dậy bị đau cổ họng có nguy hiểm hay không tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây ra
Dưới đây là một số phương pháp giúp cải thiện tình trạng đau cổ họng khi ngủ dậy đơn giản, hiệu quả mà bạn có thể áp dụng:
Súc họng bằng nước muối có thể giúp giảm đau vô cùng hiệu quả. Bạn nên dùng nước muối sinh lý 0.9% pha sẵn có bán tại các nhà thuốc để đảm bảo nồng độ natri vừa đủ phát huy tác dụng, và không quá đậm đặc gây kích ứng niêm mạc họng.
Cách thực hiện:
Trộn một thìa cà phê nước cốt chanh hoặc giấm táo, một thìa cà phê mật ong và 1/4 thìa cà phê gừng tươi vào một cốc nước ấm, khuấy đều rồi uống. Loại nước uống này giúp ngăn chặn các dây thần kinh gửi tín hiệu đau.
Sử dụng 2 thìa cà phê mật ong cho trẻ em từ 1 tuổi trở lên và người lớn có thể giúp giảm triệu chứng đau họng. Mật ong có đặc tính chống oxy hóa và kháng khuẩn tự nhiên nên rất tốt để dùng khi bị viêm họng.
Sử dụng mật ong giúp cải thiện tình trạng đau họng khi thức dậy
Hãy uống một ly nước ấm trước khi đi ngủ hoặc sau khi thức dậy, hoặc có thể pha thêm chút mật ong, sẽ làm cổ họng dễ chịu hơn.
Gừng có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa. Hơn nữa, nó cũng có khả năng kháng khuẩn nên có thể giúp điều trị các bệnh truyền nhiễm, trong đó có viêm họng do nhiễm virus. Việc uống một ly trà gừng ấm vào mỗi sáng có thể giúp cải thiện các triệu chứng đau họng hiệu quả.
Hoa cúc được sử dụng rộng rãi để điều trị viêm da và niêm mạc, cũng như các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn khác nhau trên da, khoang miệng và đường hô hấp. Flavonoid, một chất kháng viêm tự nhiên và tinh dầu hoa cúc có thể thâm nhập bên dưới bề mặt niêm mạc họng và dưới lớp mô sâu hơn để làm giảm tình trạng viêm và đau.
Uống trà bạc hà
Bạc hà có hoạt tính kháng khuẩn và kháng virus và chống dị ứng. Loại cây này cũng có khả năng giảm đau bằng cách gây tê thần kinh tại chỗ. Do đó, uống trà bạc hà ấm mỗi ngày có thể giúp giảm viêm, đau họng.
Một tách trà đen ấm có thể giúp giảm đau họng. Trà đen chứa các hợp chất tanin nên có thể giúp làm dịu niêm mạc họng đang bị sưng và giảm triệu chứng đau.
Rễ cam thảo được sử dụng như một phương thuốc chữa viêm họng do nhiễm virus. Uống trà rễ cam thảo vì thế có thể giúp giảm các triệu chứng đau cổ họng.
Các loại nước ép trái cây giàu vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng, giúp giảm tình trạng đau cổ họng rất tốt. Tuy nhiên, người bệnh không nên uống các loại nước quá chua như nước chanh nguyên chất, nước cam chua nguyên chất vì nồng độ axit cao có thể gây loét vùng họng đang bị tổn thương.
Để tránh tình trạng đau cổ họng sau khi ngủ dậy, bạn có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:
Trong thời tiết lạnh, đặc biệt là vào mùa đông, hãy mặc ấm và đắp chăn kín. Đảm bảo có đủ không khí trong phòng, tránh đóng kín cửa cửa sổ để cung cấp đủ oxy.
Giữ ấm cơ thể khi ngủ giúp phòng ngừa tình trạng đau cổ họng khi thức dậy
Sử dụng máy phun sương nếu bạn sử dụng điều hòa hoặc khi khô hanh, đặc biệt vào mùa đông. Đảm bảo phòng ngủ có độ ẩm phù hợp giúp cổ họng không bị khô.
Thực phẩm giàu vitamin C như cam, cam quýt, dâu tây, kiwi, và cà chua có thể tăng cường hệ miễn dịch và giúp phòng ngừa các bệnh nhiễm lạnh.
Nếu bạn có thói quen ngủ ngáy, cần xem xét nguyên nhân gây ra điều này. Hút thuốc lá, béo phì, hoặc mắc bệnh ngủ ngáy mãn tính có thể là nguyên nhân. Thay đổi thói quen hoặc thử nằm nghiêng có thể giúp giảm nguy cơ ngủ ngáy.
Tránh ăn quá no ít nhất 2 giờ trước khi đi ngủ. Ăn nhiều trước khi đi ngủ có thể tạo áp lực lên dạ dày và gây trào ngược axit dạ dày.
Nếu bạn ngủ ngáy mãn tính, có thể tới bác sĩ để khám, xác định nguyên nhân gây ra và khắc phục. Trường hợp do cân nặng, bạn nên giảm cân, việc này còn giúp cơ thể bạn phòng ngừa được nhiều bệnh nguy hiểm khác như: tim mạch, huyết áp, tiểu đường,... Ngoài ra, nếu có thói quen hút thuốc thì bạn nên hạn chế và tiến đến bỏ thuốc lá; ngủ với tư thế nằm nghiêng,...
Trên đây, Công Ty Nệm Thắng Lợi đã chia sẻ đến bạn một số thông tin như nguyên nhân, cách xử lý và phòng ngừa tình trạng ngủ dậy bị đau cổ họng. Nếu đau họng sau khi ngủ dậy kéo dài hoặc đi kèm với triệu chứng khác như sốt cao, bạn nên thăm bác sĩ sớm để kiểm tra và được tư vấn điều trị thích hợp.
Xem thêm: Tổng hợp trái cây không nên ăn trước khi đi ngủ mà bạn nên biết