Nhắm mắt nhưng không ngủ được do đâu? Cách khắc phục hiệu quả

HỆ THỐNG NỆM THẮNG LỢI KÍNH CHÀO QUÝ KHÁCH HÀNG

0365799944

Nhắm mắt nhưng không ngủ được do đâu? Cách khắc phục hiệu quả
Ngày đăng: 10/03/2024 - 06:31 AM
Nhắm mắt nhưng không ngủ được là tình trạng phổ biến, gây khó chịu cho nhiều người. Nó khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, uể oải, và ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống.

Mục lục

    Vậy nguyên nhân gây tình trạng nhắm mắt nhưng không ngủ được là gì và cách khắc phục ra sao? Bài viết này, congtynemthangloi.com sẽ thảo luận về các nguyên nhân và giải pháp cho vấn đề này. Mời các bạn cùng tham khảo nhé.

    Nguyên nhân gây ra tình trạng nhắm mắt nhưng không ngủ được

    Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến có thể khiến bạn gặp tình trạng nhắm mắt nhưng không ngủ được.

    Môi trường ngủ không phù hợp

    • Giường ngủ không thoải mái: Giường ngủ quá cứng, quá mềm, hoặc nệm không phù hợp có thể khiến bạn khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn.
    • Nhiệt độ: Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn khó chịu, ngủ không được.
    • Ánh sáng: Ánh sáng từ đèn điện, màn hình điện thoại, tivi có thể khiến cho não căng thẳng, từ đó khó đi vào giấc ngủ.
    • Tiếng ồn: Tiếng ồn từ xe cộ, tiếng côn trùng, hoặc tiếng ngáy của người bên cạnh cũng là nguyên nhân khiến bạn không thể ngủ được.

    Nguyên nhân gây ra tình trạng nhắm mắt nhưng không ngủ được

    Nguyên nhân gây ra tình trạng nhắm mắt nhưng không ngủ được

    Thói quen sinh hoạt

    • Ngủ trưa quá nhiều: Ngủ trưa quá nhiều có thể khiến bạn khó đi vào giấc ngủ vào ban đêm.
    • Uống caffeine, rượu trước khi ngủ: Caffeine và rượu là chất kích thích, có thể làm cho bạn khó ngủ và ngủ không ngon giấc.
    • Tập thể dục quá gần giờ ngủ: Tập thể dục quá gần giờ ngủ có thể khiến cho khó đi vào giấc ngủ.
    • Sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ: Dùng điện thoại trước khi đi ngủ gây căng thẳng thần kinh, khiến bạn không ngủ được.

    Một số vấn đề tâm lý

    Khi bạn bị căng thẳng, lo âu, hoặc trầm cảm, bạn có thể gặp khó khăn trong việc đi vào giấc ngủ, ngủ không ngon giấc, hoặc thức dậy nhiều lần trong đêm, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

    Tuổi tác

    Càng lớn tuổi, sức khỏe sẽ càng yếu đi, kéo theo tình trạng mất ngủ xảy ra thường xuyên hơn. Trong đó, tình trạng nhắm mắt nhưng không ngủ được rất thường gặp ở người lớn tuổi.

    Bệnh lý

    Một số bệnh lý như bệnh tim mạch, rối loạn giấc ngủ, bệnh hô hấp, hoặc bệnh tuyến giáp có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn.

    Một số nguyên nhân khác

    • Uống nhiều nước trước khi ngủ
    • Ăn quá no hoặc ăn thức ăn khó tiêu trước khi ngủ
    • Thay đổi múi giờ
    • Sử dụng một số loại thuốc
    • Mang thai

    Nhắm mắt nhưng không ngủ được ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

    Tình trạng nhắm mắt nhưng không ngủ được gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe

    Tình trạng nhắm mắt nhưng không ngủ được gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe

    Nhắm mắt nhưng không ngủ được, hay còn gọi là tình trạng khó ngủ, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người như:

    • Mệt mỏi, thiếu năng lượng: Khi không ngủ đủ giấc, cơ thể chúng ta sẽ không có thời gian để phục hồi, dẫn đến cảm giác uể oải, mệt mỏi, thiếu năng lượng cho ngày hôm sau.
    • Suy giảm hệ miễn dịch: Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc củng cố hệ miễn dịch. Do đó, khi bạn có giấc ngủ không chất lượng sẽ khiến cho hệ miễn dịch suy giảm.
    • Giảm khả năng tập trung: Thiếu ngủ ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, gây khó tập trung, hay quên, từ đó giảm hiệu quả học tập và làm việc.
    • Tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường: Thiếu ngủ cũng là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh lý này.
    • Tăng nguy cơ béo phì: Theo số nghiên cứu, thiếu ngủ có thể dẫn đến tình trạng tăng cân và béo phì.
    • Dễ cáu gắt, thay đổi tâm trạng: Khi thiếu ngủ, tâm trạng bạn dễ thay đổi thất thường, bạn dễ bực bội, cáu gắt, khó kiểm soát cảm xúc, dễ nổi nóng và bốc đồng.
    • Căng thẳng, lo âu: Khó ngủ có thể dẫn đến tình trạng căng thẳng, lo âu, nghiêm trọng hơn là trầm cảm.
    • Gây ra các vấn đề trong giao tiếp và các mối quan hệ: Thiếu ngủ có thể khiến bạn dễ cáu gắt, bực bội, ảnh hưởng đến giao tiếp và các mối quan hệ với người xung quanh.
    • Giảm hiệu quả công việc và học tập: Khó ngủ ảnh hưởng đến khả năng tập trung, ghi nhớ và tư duy, khiến công việc và học tập không đạt hiệu quả.
    • Giảm khả năng tận hưởng cuộc sống: Khi thiếu ngủ, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, uể oải và không có hứng thú với các hoạt động yêu thích.

    Cách khắc phục tình trạng nhắm mắt nhưng không ngủ được hiệu quả

    Dưới đây là một số mẹo giúp khắc phục tình trạng nhắm mắt nhưng không ngủ được hiệu quả nhất.

    Thiết lập lịch ngủ đều đặn

    Đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày, kể cả cuối tuần. Việc này giúp bạn hình thành thói quen cho cơ thể và não bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho giấc ngủ.

    Thiết lập lịch ngủ đều đặn giúp cải thiện tình trạng nhắm mắt nhưng không ngủ được

    Thiết lập lịch ngủ đều đặn giúp cải thiện tình trạng nhắm mắt nhưng không ngủ được

    Tạo môi trường ngủ lý tưởng

    Để dễ đi vào giấc ngủ, phòng ngủ cần tối, yên tĩnh, mát mẻ và thoải mái. Hạn chế tối đa tiếng ồn, ánh sáng và nhiệt độ quá cao hay quá thấp.

    Tránh sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ

    Ánh sáng xanh từ màn hình điện thoại, máy tính có thể ức chế sản xuất melatonin, một loại hormone điều hòa giấc ngủ. Do đó, để giúp dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon, bạn hãy tắt thiết bị điện tử ít nhất 1 tiếng trước khi ngủ.

    Tránh ngủ trưa quá nhiều

    Ngủ trưa quá lâu (hơn 30 phút) hoặc quá muộn (sau 3 giờ chiều) có thể khiến bạn khó ngủ vào ban đêm. Do đó, hãy tập thói quen ngủ trưa ít hơn 30 phút hoặc không ngủ trưa để dễ ngủ vào ban đêm.

    Tránh ăn quá no hoặc uống caffeine trước khi ngủ

    Ăn quá no hoặc uống caffeine có thể khiến bạn khó ngủ. Do đó, bạn hãy ăn tối ít nhất 2 tiếng trước khi ngủ và hạn chế sử dụng caffeine sau 4 giờ chiều.

    Tránh ăn quá no hoặc uống caffeine trước khi ngủ để có giấc ngủ ngon

    Tránh ăn quá no hoặc uống caffeine trước khi ngủ để có giấc ngủ ngon

    Thư giãn trước khi ngủ

    Tắm nước ấm, đọc sách, nghe nhạc nhẹ nhàng có thể giúp bạn thư giãn và dễ đi vào giấc ngủ hơn.

    Tập thể dục thường xuyên

    Việc tập thể dục thường xuyên sẽ giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ. Tuy nhiên, bạn nên tránh tập thể dục quá gần giờ ngủ và tập thể dục với cường độ cao vì có thể sẽ khiến bạn khó ngủ hơn.

    Thiền định

    Thiền định giúp bạn tập trung vào hiện tại và loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực, từ đó giúp bạn dễ ngủ hơn.

    Thiền định giúp cải thiện tình trạng nhắm mắt nhưng không ngủ được

    Thiền định giúp cải thiện tình trạng nhắm mắt nhưng không ngủ được

    Sử dụng thuốc ngủ

    Thuốc ngủ có thể giúp bạn dễ ngủ hơn, nhưng chỉ nên sử dụng ngắn hạn và theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không lạm dụng thuốc ngủ vì có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

    Xem thêm: Mất ngủ uống thuốc gì? Các loại thuốc trị mất ngủ tốt nhất

    Châm cứu

    Châm cứu cũng là một phương pháp y học cổ truyền có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ mà bạn nên thử.

    Sử dụng trà thảo mộc

    Một số loại trà thảo mộc như hoa cúc, lạc tiên, tâm sen, tía tô đất,... có thể giúp bạn thư giãn và dễ ngủ hơn. Hãy nhâm nhi 1 cốc trà thảo mộc mỗi ngày để cải thiện giấc ngủ.

    Sử dụng trà thảo mộc giúp ngủ ngon hơn

    Sử dụng trà thảo mộc giúp ngủ ngon hơn

    Xem thêm: Top 16 loại thảo dược trị mất ngủ an toàn, hiệu quả nhất

    Massage

    Massage giúp thư giãn cơ bắp và giảm căng thẳng, từ đó dễ ngủ hơn.

    Sử dụng chăn gối nệm phù hợp

    Nếu khó ngủ, mất ngủ bạn có thể tìm hiểu xem liệu tình trạng này có liên quan đến bộ chăn ga gối nệm mà bạn bạn đang sử dụng hay không.

    Sử dụng chăn gối nệm phù hợp giúp bạn dễ ngủ và ngủ ngon hơn

    Sử dụng chăn gối nệm phù hợp giúp bạn dễ ngủ và ngủ ngon hơn

    Những bộ chăn ga gối nệm phù hợp, chất lượng cao chắc chắn sẽ mang đến cho bạn một không gian ngủ thoải mái, giúp bạn ngủ ngon hơn mỗi đêm. Hãy chọn mua sản phẩm được phân phối tại các đại lý uy tín như Công Ty Nệm Thắng Lợi. Tùy theo nhu cầu sử dụng, đối tượng nằm, diện tích phòng ngủ mà bạn có thể lựa chọn những sản phẩm phù hợp nhất.

    Trên đây, chúng tôi vừa chia sẻ đến bạn nguyên nhân gây nên tình trạng nhắm mắt nhưng không ngủ được và cách khắc phục hiệu quả. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp bạn tìm được phương pháp để cải thiện tình trạng mất ngủ. Nếu bạn đã áp dụng những cách trên mà tình trạng nhắm mắt nhưng không ngủ được vẫn không cải thiện, hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và xác định nguyên nhân gây mất ngủ, từ đó có phương pháp điều trị phù hợp.

    Xem thêm: Điểm danh 5 cách tự nhiên chống mất ngủ hiệu quả, an toàn nhất

    Zalo
    Hotline