Trong thời gian gần đây, một xu hướng mới đã xuất hiện trong lĩnh vực thời trang và sản xuất nội thất đó là vải lụa tencel. Loại vải này đã nhanh chóng chiếm được cảm tình của người tiêu dùng. Vậy vải lụa tencel là gì, ứng dụng như thế nào? Cùng đi tìm hiểu ngay nhé.
"Lụa tencel là gì?" - Đây là câu hỏi thường được đặt ra khi tiếp xúc với một loại vải mới, nhưng không phải ai cũng biết rõ về nó. Vải lụa tencel không chỉ là một loại vải độc đáo, mà còn là một biểu tượng của sự kết hợp giữa những lợi ích tuyệt vời cho con người và thân thiện với môi trường. Với nguồn gốc từ cellulose tự nhiên, loại vải này đã chứng minh sự thay đổi trong ngành công nghiệp thời trang và gia dụng. Hãy cùng Công ty Nệm Thắng Lợi khám phá sâu hơn về vải lụa tencel để hiểu rõ về nó qua bài viết dưới đây ngay nhé.
Vải lụa tencel là gì?
Vải lụa tencel là gì?
Vải lụa Tencel hay còn được gọi là Lyocell, là một loại vải bán tổng hợp được sản xuất từ nguồn nguyên liệu tự nhiên là bột gỗ cellulose, có nguồn gốc từ cây gỗ như cây khuynh diệp, cây bạch đàn, tre và một số loại cây thân xốp chứa nhiều cellulose. Sợi Tencel sau đó được xử lý và hoàn thiện có độ mềm mại và khả năng thấm hút cao. Đây là một chất liệu an toàn tuyệt đối với làn da, sức khỏe người dùng và rất thân thiện với môi trường.
Quá trình sản xuất vải Tencel bao gồm các bước chính sau:
- Thu thập cellulose: Bột cellulose được trích xuất từ cây gỗ thông qua quy trình hóa học hoặc cơ học.
- Hòa tan cellulose: Bột cellulose sau đó được xử lý với các dung dịch hoá chất để tạo ra một dung dịch cellulose.
- Tạo sợi: Dung dịch cellulose được đưa qua một bộ phận là những ống tơ để tạo thành sợi sợi mỏng và dài.
- Xử lý và hoàn thiện: Sợi Tencel sau khi được tạo thành sẽ trải qua các bước tiếp theo để xử lý và hoàn thiện, bao gồm việc làm sạch, xử lý nhiệt và xử lý bề mặt để tạo ra các tính năng mong muốn như độ bóng, độ mềm mại và khả năng thấm hút.
Ưu điểm nổi bật của vải lụa tencel
- Thấm hút: Tencel có khả năng thấm hút tốt hơn so với nhiều loại vải khác và gấp đôi so với bông, giúp vải luôn khô thoáng tạo cho người mặc cảm thấy thoải mái, dễ chịu.
- Bền vững: Quá trình sản xuất Tencel sử dụng ít nước hơn so với nhiều loại vải khác, và cũng tiết kiệm năng lượng. Do được sản xuất từ nguồn nguyên liệu có thể tái tạo, Tencel được coi là một lựa chọn thân thiện với môi trường.
- Mềm mại: Tencel có độ mềm mại và mịn màng, tạo cảm giác dễ chịu khi tiếp xúc với da.
Ưu điểm nổi bật của vải lụa tencel
- Chống co rút: Tencel có khả năng chống co rút tốt hơn nhiều so với bông, hơn nữa có độ co giãn thấp, không bị co rút sau khi giặt, giúp bảo toàn hình dáng và kích thước của sản phẩm và luôn giữ được độ bền, sự mới mẻ.
- Kháng khuẩn: Tencel có khả năng kháng khuẩn tự nhiên, giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc trên vải. Nên vải sẽ ít bị mùi hôi khó chịu và không gây hại đến sức khỏe và làn da.
- Bền và chịu mài mòn tốt: Lụa Tencel có khả năng chịu mài mòn tốt và không gây nhăn nhúm trong quá trình sử dụng và giặt giũ.
- Không gây dị ứng: Với thành phần 100% từ bột gỗ tự nhiên và quy trình sản xuất hiện đại, vải tencel không gây dị ứng da, phù hợp cho người có làn da nhạy cảm.
Vì những đặc tính tuyệt vời như trên, vải tencel thường được sử dụng trong sản xuất quần áo, chăn, ga, gối, nệm và nhiều sản phẩm gia dụng khác.
>>> Có thể bạn quan tâm: Nệm nào tốt cho sức khỏe? Bí quyết chọn mua nệm tốt nhất
Một số loại vải lụa tencel phổ biến
Hiện nay, trên thị trường có một số loại vải lụa Tencel phổ biến, bao gồm:
Một số loại vải lụa tencel phổ biến
- Tencel Lyocell: Loại này kết hợp sợi cellulose từ cây gỗ với các loại sợi dệt khác như cotton, polyester, lụa, nylon, rayon và len. Sự kết hợp này nhằm tạo ra các đặc tính tốt hơn từ từng loại sợi như độ bền, sự thoáng khí và cảm giác thoải mái. Tencel Lyocell thường được sử dụng trong việc sản xuất chăn ga gối đệm, quần áo và nhiều sản phẩm khác.
- Tencel Modal: Loại này cũng có quy trình sản xuất tương tự như Tencel Lyocell. Tuy nhiên, Tencel Modal là loại sợi mỏng hơn, tạo ra cảm giác mềm mại hơn khi tiếp xúc. Nó thường được sử dụng trong ngành thời trang nam nữ và xuất hiện trên các sản phẩm thời trang hiện nay.
- Các loại Tencel có mật độ khác nhau: Tại Việt Nam, lụa Tencel cũng được phân thành nhiều loại dựa trên mật độ sợi. Ví dụ, Tencel 40s có mật độ sợi là 133x72, Tencel 60s có mật độ T300 (300 sợi dọc và 300 sợi ngang), và Tencel 100s có mật độ vải T500 (500 sợi dọc và 500 sợi ngang). Các loại này có đặc điểm riêng về độ bền, độ mềm mại và giá cả.
Tóm lại, Tencel Lyocell và Tencel Modal là hai loại chính của lụa tencel, mỗi loại có các đặc điểm riêng phù hợp với việc sử dụng trong ngành thời trang và sản xuất đồ gia dụng.
Ứng dụng của vải lụa tencel trong đời sống
Mang trong mình nhiều đặc điểm tuyệt vời, vì vậy vải lụa Tencel có nhiều ứng dụng phong phú, bao gồm:
- Quần áo: Vải lụa tencel thường được sử dụng để thay thế cho cotton hoặc lụa trong thời trang may mặc. Với cảm giác mềm mại và khả năng thấm hút tốt, nó thích hợp để sản xuất áo sơ mi, quần áo hàng ngày, đồ lót và cả khăn tắm. Thường thì các sản phẩm quần áo không chỉ sử dụng 100% chất liệu lụa tencel mà còn pha trộn với các loại chất liệu khác để tạo độ bền và những tính năng khác cho sản phẩm.
- Chăn ga gối nệm: Lụa Tencel được sử dụng phổ biến trong việc sản xuất bộ chăn ga gối nệm. Nhờ tính năng thấm hút và thông thoáng, mang lại cảm giác thoải mái và êm ái cho người nằm. Đặc biệt, với khả năng kháng khuẩn, nên đây là lựa chọn tốt cho người có làn da nhạy cảm và giúp cân bằng nhiệt độ cơ thể trong khi ngủ.
Ứng dụng của vải lụa tencel trong đời sống
- Băng y tế: Vải Tencel cũng được sử dụng trong sản xuất các loại băng y tế bởi tính chất bền bỉ, khả năng thấm hút tốt, an toàn.
- Các ứng dụng đặc biệt: Vải lụa tencel là một loại vải linh hoạt có thể được sử dụng trong nhiều ứng dụng đặc biệt. Các nghiên cứu về loại vải này đang được tiến hành để tìm ra thêm nhiều ứng dụng tiềm năng khác.
Những lưu khi khi sử dụng và bảo quản vải lụa tencel
Vải lụa Tencel là một loại vải đặc biệt, cần được vệ sinh và bảo quản đúng cách để duy trì độ mềm mại và tính thẩm mỹ. Dưới đây là một số hướng dẫn về cách vệ sinh và bảo quản vải lụa Tencel:
- Nhiệt độ nước giặt: Chỉ nên giặt với nước ở nhiệt độ trung bình dưới 30 độ C. Nhiệt độ quá cao có thể làm mất đi tính mềm mại và gây co rút cho sợi vải.
- Chất tẩy: Sử dụng chất tẩy trung tính hoặc độ kiềm trung bình. Tránh sử dụng chất tẩy mạnh có thể làm mất màu và làm hỏng sợi tencel.
- Lần giặt đầu tiên: Trong lần giặt đầu tiên, chỉ nên giặt bằng nước lạnh và không dùng chất tẩy. Không ngâm vải lụa tencel trong nước giặt quá lâu, không nên ngâm quá 30 phút.
- Phơi khô: Sau khi giặt, hãy phơi vải lụa tencel ở nơi có nhiều gió tự nhiên và râm mát. Tránh phơi dưới ánh nắng trực tiếp vì nhiệt từ ánh nắng có thể làm co rút sợi vải.
Những lưu khi khi sử dụng và bảo quản vải lụa tencel
- Không sử dụng máy sấy: Không nên sử dụng máy sấy ở nhiệt độ quá cao để tránh làm co rút và làm mất tính mềm mại của vải. Sử dụng quạt hoặc phơi tự nhiên.
- Bảo quản: Bảo quản vải lụa Tencel ở nơi khô ráo, thoáng mát để tránh ẩm mốc và ngăn chặn sự xâm nhập của nấm mốc, vi khuẩn và bụi bẩn.
Nhớ tuân thủ các hướng dẫn trên để bảo quản vải lụa tencel cẩn thận và duy trì tính đẹp của nó trong thời gian dài.
>>> Tham khảo thêm: Tổng quan về áo bọc nệm: Lựa chọn thông minh cho giấc ngủ
Trên đây, Công ty Nệm Thắng Lợi đã chia sẻ những thông tin về lụa tencel là gì, ưu điểm nổi bật, ứng dụng phổ biến và các thông tin khác liên quan. Có thể nhận thấy đây là một loại vải rất tuyệt vời đúng không nào? Hãy chia sẻ những trải nghiệm thú vị của bạn về loại vải này với chúng tôi ngay nhé. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!