Ngủ ngồi có sao không? Những tác hại của việc ngủ ngồi

HỆ THỐNG NỆM THẮNG LỢI KÍNH CHÀO QUÝ KHÁCH HÀNG

0365799944

Ngủ ngồi có sao không? Những tác hại của việc ngủ ngồi
Ngày đăng: 31/03/2024 - 02:34 PM
Hầu hết mọi người chúng ta đều biết ngủ ngồi không phải là tư thế lý tưởng, tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, một số người vẫn thường xuyên ngủ ở tư thế này. Vậy ngủ ngồi có sao không? Có ảnh hưởng gì cho sức khoẻ không? Nếu phải ngủ ngồi thì ngủ như thế nào để không gây hại cho sức khỏe?

Mục lục

    Bài viết hôm nay, Công Ty Nệm Thắng Lợi sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc này một cách chi tiết nhất. Cùng tham khảo ngay nhé.

    Ngủ ngồi có sao không?

    Tư thế ngủ ngồi phổ biến trong một số trường hợp như đi máy bay hoặc làm việc quá muộn,..  nhưng nó mang lại nhiều tác hại cho sức khỏe và giấc ngủ. Dưới đây là một số tác hại của việc ngủ ngồi:

    Ngủ không ngon và không sâu giấc

    Việc ngủ ngồi có thể gây ra hiện tượng ngủ không ngon, không sâu giấc vì tư thế ngủ ngồi không thể đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi và phục hồi của cơ thể. Giấc ngủ không chất lượng sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ và không tập trung vào ngày hôm sau.

    Gây căng thẳng cột sống

    Ngủ ngồi có thể gây ra căng thẳng cột sống vì đây là tư thế không tự nhiên cho cơ thể. Ở tư thế ngồi, trọng lực cơ thể không được phân phối đều lên các đốt sống và các cơ xung quanh, tạo ra áp lực không cân đối trên cột sống, đặc biệt là vùng cổ và lưng. Điều này dẫn đến tình trạng căng thẳng và đau mệt. Tư thế ngồi cũng hạn chế lưu thông máu, dẫn đến không đủ lượng máu cần thiết đến các vùng  của cơ thể, khiến cho cơ và cột sống cảm thấy mỏi và căng thẳng.

    Ngủ ngồi là tư thế ngủ không tốt, gây ra nhiều tác hại với sức khỏe

    Ngủ ngồi là tư thế ngủ không tốt, gây ra nhiều tác hại với sức khỏe

    Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa

    Ngủ ngồi, nhất là sau khi vừa ăn xong sẽ gây cản trở hoạt động tiêu hóa do bị gập khoang bụng, từ đó làm chậm quá trình tiêu hóa, gây đầy bụng, trào ngược dạ dày và các bệnh lý dạ dày mãn tính. Ngoài ra, ngủ ngồi cũng làm tăng áp lực lên vùng bụng, giảm nhu động ruột, gây táo bón do thức ăn lưu trữ lâu hơn trong đại tràng không được tiêu hóa.

    Tăng nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu

    Khi bạn ngủ ngồi, toàn bộ trọng lượng cơ thể sẽ dồn lên cột sống và tập trung nhiều ở vùng chậu. Trọng lượng cơ thể trở thành yếu tố cản trở tuần hoàn máu từ tĩnh mạch chân trở về tim, làm tăng nguy cơ gây ra suy giãn tĩnh mạch chân. Đặc biệt, nguy hiểm hơn là sự hình thành của các cục máu đông trong tĩnh mạch gây nên huyết khối tĩnh mạch sâu.

    Khi cục máu đông xuất hiện và gây tắc nghẽn lòng tĩnh mạch, gây ra một số triệu chứng như:

    • Khó chịu ở vùng bắp chân, đặc biệt là khi gấp mặt mu vào cẳng chân.
    • Đau mơ hồ dọc theo đường đi của tĩnh mạch kèm theo phù nề, ban đỏ.
    • Chu vi giữa các bắp chân chênh lệch trên 3cm, cơ thể có thể bị sốt nhẹ.
    • Toàn bộ chân có hiện tượng sưng phù, ấn lõm và bị đau khi ấn vào.

    Ngoài ra, tình trạng huyết khối tĩnh mạch sâu có thể gây nguy hiểm, người bệnh có thể đối diện với biến chứng nguy hiểm đe dọa đến tính mạng nếu làm tắc động mạch não, động mạch phổi hoặc động mạch tim.

    Khó duy trì tư thế thoải mái

    Tại tư thế ngủ ngồi, cơ thể không nhận được sự hỗ trợ đầy đủ từ bề mặt nào khác như giường hoặc nệm. Do đó, các cơ và đốt sống phải làm việc nhiều hơn để duy trì vị trí ngồi, và điều này khiến chúng căng cứng hơn theo thời gian. Đặc biệt, vùng cổ và vai có xu hướng chịu áp lực lớn, khiến chúng dễ bị đau nhức và dẫn đến việc khó duy trì tư thế thoải mái.

    Tăng nguy cơ mắc bệnh về mắt

    Khi ngủ ngồi với tư thế gục trên bàn, áp lực lên nhãn cầu có thể gây tổn thương giác mạc và võng mạc. Từ đó, làm tăng nguy cơ tăng nhãn áp và biến dạng giác mạc với các triệu chứng như mí mắt co thắt, chảy nước mắt, nhạy cảm với ánh sáng, tròng đen mắt lớn hơn bình thường và mỏi mắt.

    Ngủ ngồi làm tăng nguy cơ mắc bệnh về mắt

    Ngủ ngồi làm tăng nguy cơ mắc bệnh về mắt

    Khó duy trì các giai đoạn giấc ngủ

    Ngủ ngồi là một tư thế ngủ khó duy trì các giai đoạn giấc ngủ. Trong quá trình ngủ, cơ thể chúng ta trải qua từ giai đoạn giấc ngủ nhẹ đến giai đoạn giấc ngủ sâu và giai đoạn mơ màng. Tuy nhiên, khi ngủ ngồi, một số yếu tố như thiếu thoải mái, hạn chế di chuyển, tác động lên hệ thống hô hấp và giảm hiệu suất giấc ngủ, gây ảnh hưởng đến việc duy trì các giai đoạn giấc ngủ chất lượng. Để đảm bảo giấc ngủ tốt, nên lựa chọn tư thế ngủ đúng và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thư giãn và nghỉ ngơi trong giấc ngủ.

    Thiếu oxy

    Khi ngủ ngồi với tư thế đầu gối lên tay, cột sống căng theo hình chữ C sẽ gây áp lực lên phổi và cản trở quá trình hô hấp, làm giảm nồng độ oxy trong máu và giảm lượng oxy cung cấp cho cơ quan. Việc thiếu oxy ở cơ bắp tạo ra acid lactic, gây nhức mỏi, oxy không đủ cho não bộ gây cảm giác mệt mỏi, kém tập trung và hay quên. Nếu thiếu oxy kéo dài, có thể gây tức ngực và khó thở, ảnh hưởng đến  sức khỏe.

    Giảm tuần hoàn máu

    Tư thế ngủ ngồi gây giảm nhịp tim và tuần hoàn máu đến các cơ quan trong cơ thể, làm tăng nguy cơ tắc nghẽn mạch máu, đặc biệt ở người thừa cân, có vấn đề về mạch máu, chuyển hóa hoặc tiêu hóa.

    Ngủ ngồi làm giảm tuần hoàn máuNgủ ngồi làm giảm tuần hoàn máu

    Tình huống phải ngủ ngồi thì ngủ sao cho đúng cách?

    Ngủ ngồi là tư thế ngủ không tốt cho sức khỏe, trong một số tình huống cụ thể trong cuộc sống thì ngủ ngồi vẫn là một giải pháp tạm thời. Dưới đây là những tình huống thường yêu cầu ngủ ngồi và cách ngủ ngồi ít gây hại nhất:

    Khi cần nghỉ ngơi trong thời gian ngắn

    Những người làm việc văn phòng hoặc trong trường hợp cần nghỉ ngơi ngắn, không có giường và không gian nằm ngủ. Lúc này, ngủ ngồi là giải pháp phù hợp nhất nhưng bạn cần lưu ý:

    • Tận dụng tối đa sự hỗ trợ từ ghế và bàn làm việc để tạo tư thế ngồi thoải mái nhất.
    • Ngủ ngồi chỉ nên được áp dụng trong thời gian ngắn, không nên ngủ ngồi lâu vì không thể thay thế giấc ngủ chất lượng trên giường.
    • Nên sử dụng gối cổ hoặc gối lưng để hỗ trợ và giảm căng thẳng lên cổ, lưng.

    Khi đi máy bay hoặc xe đường dài

    Trong các chuyến bay dài hoặc đi xe đường dài, ngủ ngồi là lựa chọn duy nhất để nghỉ ngơi và giảm mệt mỏi. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý:

    • Tìm vị trí thoải mái nhất khi ngồi, sử dụng gối hỗ trợ cổ để giảm đau mỏi cổ và vai.
    • Đứng dậy và di chuyển thường xuyên để cải thiện lưu thông máu, giảm áp lực lên cột sống.
    • Sử dụng gối tựa chân để giữ cơ thể ổn định và giảm áp lực lên lực lên cột sống.
    • Tránh nghiêng hoặc lắc đầu quá nhiều để giữ hệ thống hô hấp và cơ cổ không bị áp lực.

    Kê gối cổ khi đi máy bay hoặc xe đường dài

    Kê gối cổ khi đi máy bay hoặc xe đường dài

    Một số lưu ý khi ngủ ngồi

    Ngủ ngồi được áp dụng trong một số trường hợp, tuy nhiên khi ngủ ngồi bạn cần lưu ý:

    • Nếu ngủ ngồi là lựa chọn duy nhất, hãy cố gắng tạo ra môi trường thoải mái nhất có thể.
    • Nếu cần ngủ ngồi, cố gắng giới hạn trong khoảng từ 30 đến 60 phút, không nên ngủ ngồi quá lâu, nhằm đảm bảo an toàn, giảm thiểu căng thẳng cho cột sống và các cơ bắp.
    • Ngủ ngồi không thể mang lại trạng thái thư giãn tối đa, thường gây căng thẳng cho cổ, vai, lưng và các cơ bắp khác.
    • Ngủ ngồi không phải là pháp lâu dài cho giấc ngủ chất lượng.
    • Nếu có điều kiện, hãy tìm cách nghỉ ngơi bằng cách nằm ngang hoặc tìm chỗ ngủ thoải mái hơn.

    Trên đây, Công Ty Nệm Thắng Lợi vừa chia sẻ đến bạn những tác hại có thể gặp phải khi ngủ ngồi thường xuyên. Hy vọng bài viết đã đem lại cho bạn đọc những thông tin hữu ích, từ đó hạn chế ngủ ngồi trong những trường hợp không cần thiết. Nếu có thắc mắc gì, bạn vui lòng liên hệ trực tiếp qua hotline để được chuyên gia giải đáp. Chúc bạn nhiều sức khỏe!

    Xem thêm:  Đeo lens đi ngủ có sao không? Lỡ đeo lens đi ngủ phải làm sao?

    Zalo
    Hotline