Ngủ nướng là gì? Những tác hại không ngờ của việc ngủ nướng

HỆ THỐNG NỆM THẮNG LỢI KÍNH CHÀO QUÝ KHÁCH HÀNG

0365799944

Ngủ nướng là gì? Những tác hại không ngờ của việc ngủ nướng
Ngày đăng: 19/04/2024 - 04:22 PM
Cuối tuần chính là thời gian để thả lỏng, xả hơi sau một tuần làm việc và học tập mệt mỏi, căng thẳng của đa số mọi người. Do đó, nhiều người có xu hướng lựa chọn thức khuya để xem phim giải trí hoặc hay có những cuộc vui thâu đêm với bạn bè. Tuy nhiên, cũng có nhiều người lại chọn cách ngủ nướng vào cuối tuần để bù đắp những khoảng thời gian mệt mỏi trước đó. Vậy thói quen ngủ nướng có tốt không, gây ảnh hưởng gì đến sức khoẻ? Hãy cùng congtynemthangloi.com theo dõi bài viết sau để giải đáp những thắc mắc trên nhé.

Mục lục

    Ngủ nướng là gì?

    Ngủ nướng là hành động ngủ dậy muộn hơn so với thời gian quy định hoặc thói quen hàng ngày, thường diễn ra vào buổi sáng sau khi ngủ đêm. Nó có thể kéo dài thêm vài phút, vài tiếng hoặc thậm chí đến trưa.

    Ngủ nướng là thói quen không tốt cho sức khoẻ

    Ngủ nướng

    Đặc điểm của việc ngủ nướng

    Dưới đây là một số đặc điểm của việc ngủ nướng:

    • Thức dậy muộn hơn so với thời gian quy định hoặc thói quen hàng ngày: Ví dụ, nếu bạn thường dậy lúc 6 giờ sáng nhưng hôm nay ngủ đến 8 giờ, thì được gọi là ngủ nướng.
    • Kéo dài thời gian ngủ: Ngủ nướng có thể chỉ kéo dài thêm vài phút, vài tiếng hoặc thậm chí đến trưa.
    • Thường xuyên xảy ra: Ngủ nướng không chỉ xảy ra thỉnh thoảng mà là thói quen thường xuyên, đặc biệt vào cuối tuần hoặc những ngày nghỉ.
    • Có thể kèm theo cảm giác buồn ngủ, mệt mỏi: Sau khi ngủ nướng, bạn có thể cảm thấy buồn ngủ, mệt mỏi và uể oải.

    Ngủ nướng có tốt không?  

    Ngủ nướng không chỉ không mang lại cho bạn cảm giác ngủ đủ giấc mà còn khiến cả não và cơ thể bị rối loạn, lẫn lộn giữa việc thức và ngủ. Nếu bạn nằm quá lâu trên giường sau thời gian đáng lẽ phải thức dậy, lâu dần thói quen này sẽ tạo tín hiệu sai đến bộ não, khiến não bắt đầu gắn việc “nằm trên giường” với “thức”. Do đó, thay vì tiết ra hormone “buồn ngủ” Melatonin, bộ não sẽ ức chế quá trình này lại khiến chúng ta khó ngủ hơn khi nằm trên giường.

    Ngoài ra, việc ngủ nướng sẽ buộc cơ thể chuẩn bị bắt đầu một chu kỳ ngủ mới, nhưng quá trình này lại bị ngắt đột ngột, đó là lý do khiến bạn mệt mỏi từ 2-4 giờ sau khi thức dậy hoặc suốt cả ngày dài.

    Tóm lại, ngủ nướng là việc không tốt cho sức khỏe, gây nhiều tác hại tiêu cực đến sức khoẻ, do đó bạn nên hạn chế ngủ nướng.

    Ngủ nướng là thói quen không tốt cho sức khoẻ

    Ngủ nướng là thói quen không tốt cho sức khoẻ

    Những tác hại của việc ngủ nướng

    Dưới đây là những tác hại của việc ngủ nướng khiến bạn không khỏi bất ngờ:

    Nguy cơ mắc phải bệnh tim

    Trong bạn say giấc các chức năng của cơ thể cũng đi vào giấc ngủ, nhịp tim, co bóp cơ tim hay tuần hoàn máu đều giảm và nếu tim không quay về trạng thái bình thường kịp lúc thì nguy cơ mắc bệnh rất cao. Điển hình là các bệnh về tim mạch, tim mạch vành, huyết áp cao, xơ vữa động mạch, tất cả đều nguy hiểm và có thể dẫn đến đột quỵ bất cứ lúc nào.

    Dễ rơi vào tình trạng trầm cảm

    Thói quen ngủ nướng và trạng thái tâm lý như trầm cảm có một mối liên hệ đáng chú ý. Theo một số nghiên cứu, việc ngủ quá nhiều có thể gây ra hoặc trầm trọng thêm tình trạng trầm cảm, đặc biệt là khoảng 15% những người bị trầm cảm có thể do ngủ quá nhiều.

    Ngoài ra, trong một số trường hợp, thói quen ngủ nướng có thể tạo ra một chu kỳ tụt mood và cảm giác buồn rầu. Điều này có thể tạo điều kiện thuận lợi cho trạng thái tâm lý tiêu cực như trầm cảm.

    Gây đau đầu, suy giảm trí nhớ và thính lực

    Khi ngủ nướng, lượng oxy trong não bị tiêu hao quá nhiều nên khi thức dậy não bạn rơi vào trạng thái kiệt sức, thiếu dinh dưỡng tạm thời. Và kết quả của tình trạng này là trí nhớ và thính lực bị giảm sút qua thời gian nếu ngủ nướng còn tiếp diễn.

    Ngủ nướng gây đau đầu, suy giảm trí nhớ và thính lực

    Ngủ nướng gây đau đầu, suy giảm trí nhớ và thính lực

    Dẫn đến tình trạng lười vận động

    Nếu bạn thường xuyên ở trong tư thế nằm nghỉ trong một khoảng thời gian quá dài, có thể làm các cơ bắp và mạch máu không được hoạt động đủ mức, dẫn đến tình trạng tê mỏi ở các bàn tay và chân. Lúc này, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi và thiếu năng lượng cho những hoạt động thường ngày, dẫn đến tình trạng lười vận động. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên có thể dẫn đến sự suy giảm chức năng của cơ bắp và hệ xương, điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng vận động và sức khỏe tổng thể của bạn.

    Nguy cơ lệch múi giờ do tác động xã hội (social jetlag)

    Các ngày trong tuần, do phải làm việc và học tập hằng ngày nên giờ giấc được cố định. Còn cuối tuần, thời gian ngủ kéo dài hơn có thể gây lệch múi giờ sinh học, ảnh hưởng không tốt đến cơ thể. Với bạn, ngủ nướng cuối là để bù lại khoảng thời gian dậy sớm của những ngày trước đó, tuy nhiên điều này vô tình lại gây ra những biến đổi khiến cơ thể khó thích ứng kịp.

    Có thể gây ra tình trạng chán ăn

    Khi thức dậy muộn tầm 10h hoặc 11h, đồng nghĩa với việc bỏ qua bữa sáng quan trọng, kéo theo tình trạng chán ăn. Lúc này, cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng để phục vụ cho các hoạt động khác trong ngày, và đây cũng là nguyên nhân gây ra bệnh đau bao tử, suy giảm sức đề kháng..

    Làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

    Thói quen ngủ không khoa học, ngủ ít hay nhiều so với bình thường (8 tiếng/ngày) cũng có nguy cơ gây ra bệnh tiểu đường. Do đó, nếu bạn đang giữ thói quen ngủ nướng từ ngày này qua ngày khác thì có thể khiến cơ thể mắc bệnh tiểu đường.

    Tăng nguy cơ đột quỵ

    Thói quen ngủ và nguy cơ đột quỵ có mối tương quan rõ ràng với nhau. Theo nghiên cứu, những người thường xuyên ngủ quá 9 tiếng mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh đột quỵ cao hơn lên đến 70% so với những người duy trì thói quen ngủ lành mạnh, với khoảng 8 tiếng mỗi ngày. 

    Ngủ nướng làm tăng nguy cơ đột quỵ

    Ngủ nướng làm tăng nguy cơ đột quỵ

    Nguy cơ gây ra bệnh béo phì

    Việc ngủ nhiều hơn bình thường, khoảng 9-10 tiếng một đêm góp phần tăng 21% bệnh béo phì xuất hiện. Bởi vì thức ăn dần tích tụ và tạo thành những cục mỡ thừa ngay trong lúc ngủ mà bạn không hề hay biết. 

    Phương pháp giúp bạn tránh việc ngủ nướng

    Việc ngủ nướng gây ra nhiều tác hại không ngờ, do đó bạn thực hiện các phương pháp dưới đây để tránh ngủ nướng không cần thiết:

    Điều chỉnh thời gian ngủ

    Bạn hãy tuân thủ giờ ngủ ngay cả cuối tuần và ngày nghỉ, tập thói quen lành mạnh này mỗi ngày. Hãy đảm bảo bạn đủ giấc ngủ (khoảng 7-8 giờ mỗi đêm) để cơ thể được nghỉ ngơi đầy đủ.

    Thức dậy cùng thời gian mỗi ngày

    Hãy thử thiết lập một thời gian cố định để thức dậy mỗi ngày, kể cả vào cuối tuần để giúp cơ thể và não bộ thích nghi với thói quen mới.

    Duy trì tập luyện thể dục

    Hãy tập luyện thể dục thể thao đều đặn trong tuần, tuy nhiên cần tránh thời gian gần đi ngủ vì có thể khiến bạn khó ngủ.

    Điều chỉnh môi trường ngủ

    Đảm bảo rằng môi trường ngủ của bạn thoải mái và tối tăm bằng cách sử dụng rèm cửa hoặc mắt kính ngủ để loại bỏ ánh sáng và tiếng ồn gây quấy rối. Duy trì nhiệt độ phòng khoảng 15,5 – 20 độ, chọn cho mình một bộ chăn ga gối nệm êm ái cũng góp phần để bạn có được một đêm ngon giấc.

    Ngủ trong phòng tối

    Ngủ trong phòng tối

    Không sử dụng các thiết bị điện tử

    Hãy ngừng sử dụng thiết bị điện tử ít nhất 1 giờ trước khi ngủ và tránh để điện thoại ở trong tầm tay vì như thế bạn rất dễ xao nhãng từ đó ảnh hưởng đến giấc ngủ. Đặc biệt, ánh sáng xanh từ màn hình có thể làm trở ngại cho quá trình thức dậy sớm.

    Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

    Chọn thực đơn bữa tối nhẹ nhàng, chú ý không nên ăn quá nhiều hay sử dụng các thức uống kích thích trước khi ngủ như rượu, cà phê. Cà phê nên được dùng 6 giờ trước khi ngủ vì chất caffeine là nguyên nhân khiến bạn có thể tỉnh cả đêm.

    Sử dụng đèn báo thức

    Đèn báo thức có thể giúp bạn thức dậy dịu dàng bằng cách mô phỏng ánh nắng mặt trời vì ánh sáng tự nhiên giúp cơ thể thức dậy tự nhiên hơn.

    Lập kế hoạch cho buổi sáng

    Để tạo động lực để dậy sớm, hãy lập kế hoạch cho buổi sáng của bạn. Điều này có thể bao gồm việc tập thể dục, ăn sáng ngon miệng, hoặc thực hiện một hoạt động yêu thích.

    Hy vọng bài viết trên đây của congtynemthangloi.com đã giải đáp được thắc mắc của bạn liên quan đến việc ngủ nướng. Hãy áp dụng các phương pháp tránh ngủ nướng mà chúng tôi đã gợi ý phía trên để đảm bảo không ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn nhé. Chúc bạn nhiều sức khỏe.

    Xem thêm: Nên ngủ tắt đèn hay bật đèn? Giải pháp giúp bạn ngủ ngon hơn

    Zalo
    Hotline