Tìm hiểu về rối loạn giấc ngủ và cách điều trị rối loạn giấc ngủ

HỆ THỐNG NỆM THẮNG LỢI KÍNH CHÀO QUÝ KHÁCH HÀNG

0365799944

Tìm hiểu về rối loạn giấc ngủ và cách điều trị rối loạn giấc ngủ
Ngày đăng: 28/06/2023 - 01:53 PM
Nếu bạn nhận thấy mình thường xuyên bị những vấn đề như khó đi vào giấc ngủ hoặc ngủ chập chờn hay bị tỉnh giấc trong khoảng thời gian dài, thì đó là một trong những triệu chứng rối loạn giấc ngủ.

Mục lục

    Rối loạn giấc ngủ trong khoảng thời gian dài không có sự can thiệp của việc điều trị sẽ gây ra rất nhiều hệ lụy. Rối loạn giấc ngủ là gì? Hãy cùng tìm hiểu các triệu chứng và cách chữa rối loạn giấc ngủ với congtynemthangloi.com qua bài viết này nhé!

    Rối loạn giấc ngủ là gì? (Sleep Disorders)

    rối loạn giấc ngủ là gì

    Rối loạn giấc ngủ là gì?

    Rối loạn giấc ngủ là tình trạng giấc ngủ bị xáo trộn. Nó còn liên quan đến các vấn đề về chất lượng và thời lượng giấc ngủ, dẫn đến tình trạng mệt mỏi vào ban ngày và suy giảm chức năng. Gây ảnh hưởng đến khả năng hoạt động bình thường của một người khi họ thức. Rối loạn giấc ngủ có thể góp phần gây ra các vấn đề sức khỏe tâm thần tiềm ẩn như: trầm cảm, rối loạn lo âu,…

    Nguyên nhân gây ra rối loạn giấc ngủ

    Sự gián đoạn chu kỳ ngủ và thức ban ngày của cơ thể gây ra rối loạn giấc ngủ. Những điều cụ thể có thể khiến điều này xảy ra và nó thay đổi tùy theo loại rối loạn giấc ngủ mà bạn mắc phải. Chúng có thể bao gồm:

    • Với đối tượng đang gặp các vấn đề về bệnh tim mạch, hen suyễn, đau nửa đầu hoặc các bệnh về thần kinh.
    • Thường xuyên bị căng thẳng, rối loạn lo âu, trầm cảm,…
    • Yếu tố di truyền (đột biến gen)
    • Tác dụng phụ của thuốc
    • Đồng hồ sinh hoạt bị đảo ngược hoặc những người làm ca đêm
    • Thường xuyên sử dụng chất kích thích như caffein, rượu, thuốc lá,…
    • Và một số nguyên nhân không rõ

    Nghiên cứu cho thấy rằng rối loạn giấc ngủ hoàn toàn có thể xảy ra ở mọi đối tượng, mọi độ tuổi. Phụ nữ có nhiều khả năng bị rối loạn giấc ngủ hơn nam giới. Đối với những phụ nữ sau 45 tuổi sẽ dễ rơi vào rối loạn giấc ngủ tiền mãn kinh.

    9 Triệu chứng rối loạn giấc ngủ là gì?

    Các triệu chứng rối loạn giấc ngủ

    Các triệu chứng rối loạn giấc ngủ

    Các triệu chứng của rối loạn giấc ngủ phụ thuộc vào chứng rối loạn cụ thể. 9 Dấu hiệu cho thấy bạn có thể bị rối loạn giấc ngủ bao gồm:

    • Có triệu chứng mất ngủ
    • Khó đi vào giấc ngủ
    • Ngủ chập chờn hay bị tỉnh giấc
    • Mất ngủ ngủ không sâu giấc
    • Cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày
    • Thường ngáy to, khịt mũi, thở hổn hển, phát ra những âm thanh nghẹt thở hoặc ngừng thở trong thời gian ngắn
    • Thiếu tập trung vào ban ngày
    • Dễ nóng nảy, cáu ngắt, khó chịu
    • Tăng hoặc sụt cân bất thường

    6 Loại rối loạn giấc ngủ phổ biến

    Có một số loại rối loạn giấc ngủ khác nhau, trong đó mất ngủ là phổ biến nhất. Các rối loạn đánh thức giấc ngủ khác bao gồm ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, ký sinh trùng, chứng ngủ rũ và hội chứng chân không yên.

    Mất ngủ

    Sẽ có những đêm dù cố gắng như thế nào cũng không thể ngủ được, ngay cả khi bạn đang rất mệt. Có 2 loại mất ngủ thường gặp là cấp tính và mãn tính. Mất ngủ cấp tính thường diễn ra trong khoảng thời gian ngắn và tùy theo bối cảnh. Nó thường diễn ra khi bạn ngủ ở một chỗ lạ như đi cắm trại, du lịch, hay đang trong những trải nghiệm buồn. Mất ngủ mãn tính được chuẩn đoán khi bạn mất ngủ ít nhất 3 lần 1 tuần trong ít nhất ba tháng. Đây là trường hợp rối loạn giấc ngủ ở người trẻ với thói quen sinh hoạt không điều độ, ngủ trễ hoặc gặp nhiều áp lực trong công việc.

    Ngưng thở khi ngủ

    Ngưng thở khi ngủ là chứng rối loạn hô hấp khiến bạn ngừng thở từ 10 giây trở lên trong khi ngủ và làm giảm nồng độ oxy trong máu. Có hai loại ngưng thở khi ngủ thường gặp là:

    • Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (Obstructive Sleep Apnea - OSA) thường xảy ra khi các cơ ở phía sau cổ họng giãn ra quá nhiều để có thể thở bình thường.
    • Ngưng thở khi ngủ trung ương (Central Sleep Apnea - CSA) xảy ra khi não không truyền được tín hiệu đến cơ hô hấp. Gây ra rối loạn hô hấp khiến cơ thể giảm hoặc ngừng nỗ lực thở trong lúc ngủ.

    Hội chứng chân không yên

    Hội chứng chân không yên (Restless Leg Syndrome - RLS) là một dạng rối loạn cử động khi ngủ. Còn được gọi là bệnh Willis Ekbom, gây ra cảm giác khó chịu và thôi thúc cử động chân khi bạn cố gắng chìm vào giấc ngủ.

    Rối loạn nhịp sinh học

    Rối loạn nhịp sinh học (Circadian Rhythm Disorders - CRD) có thể do các yếu tố bên trong, đồng hồ cơ thể của một người khác với chu kỳ sáng tối hoặc các yếu tố bên ngoài, chẳng hạn như làm việc theo ca hoặc lệch múi giờ.

    Chứng ngủ rũ

    Chứng ngủ rũ (Narcolepsy) là tình trạng não bộ của bạn không thể kiểm soát khả năng ngủ hoặc thức. Bạn sẽ dễ buồn ngủ cực độ vào ban ngày và ngủ thiếp đi đột ngột.

    Rối loạn giấc ngủ không thực tổn

    Rối loạn giấc ngủ không thực tổn hoặc mất ngủ không thực tổn là tình trạng thời gian ngủ ít hơn 5 tiếng mỗi ngày. Có thể xác định bệnh khi tình trạng này kéo ra khoảng 3 lần một tuần, kéo dài trên 1 tháng.

    Chuẩn đoán điều trị rối loạn giấc ngủ

    Bác sĩ hoặc các kỹ thuật viên thường đo đa ký giấc ngủ (Polysomnography - PSG) để chuẩn đoán bệnh rối loạn giấc ngủ. Đa ký giấc ngủ ghi lại sóng não thông qua điện não đồ, nồng độ oxy trong máu, nhịp tim, hơi thở, chuyển động của mắt và chân trong khi ngủ. Quá trình đo đa ký giấc ngủ thường được yêu cầu đo vào ban đêm tại bệnh viện hoặc các trung tâm y tế.

    Cách chữa rối loạn giấc ngủ

    Cách chữa rối loạn giấc ngủ

    Cách chữa rối loạn giấc ngủ

    Bạn không thể ngăn chặn rối loạn giấc ngủ hoàn toàn. Nên khi mắc bệnh bạn sẽ phải điều trị và sử dụng thuốc do bác sĩ kê đơn trong thời gian dài. Tùy theo chứng rối loạn giấc ngủ mà bạn đang mắc phải sẽ có phát đồ điều trị và thời gian chữa bệnh khác nhau. Ngoài dùng thuốc, bạn có thể áp dụng những phương pháp sau đây:

    • Thay đổi thói quen ngủ của bạn để thúc đẩy lịch trình ngủ đều đặn và tập cách ngủ sớm.
    • Dùng thuốc an thần do bác sĩ kê đơn
    • Sử dụng máy CPAP (áp lực đường thở dương liên tục) hoặc cấy máy kích thích thần kinh để kiểm soát chứng ngưng thở khi ngủ.
    • Thay đổi chế độ ăn lành mạnh, giảm các loại chất béo, đường, caffein,..
    • Sử dụng các loại thảo mộc như tim sen, táo kết hợp với kỷ tử, trà hoa cúc La Mã,… giúp điều hòa giấc ngủ.
    • Tập thể dục thể thao, yoga, bơi, chạy bộ,…
    • Duy trì những hoạt động tĩnh tâm, chẳng hạn như đọc sách, thiền trước khi ngủ, tránh các thiết bị điện tử ánh sáng xanh,…
    • Tạo một không gian phòng ngủ yên tĩnh và sử dụng các loại chăn ga gối đệm chất lượng hỗ trợ cho giấc ngủ.

    Kết luận

    Bất kể bạn ở độ tuổi nào, rối loạn giấc ngủ đều có thể điều trị được, chỉ cần bạn kiên trì và tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Chìa khóa thường nằm ở những thay đổi trong thói quen sinh hoạt hàng ngày của bạn.

    Xem thêm các bài viết cùng chủ đề:

    • Ngủ sớm có tác dụng gì? 9 Cách ngủ sớm cho người quen thức khuya
    • Thiền nằm là gì? Hướng dẫn cách thiền nằm trước khi ngủ
    Zalo
    Hotline