Tìm hiểu nguyên nhân tại sao uống cà phê vẫn buồn ngủ

HỆ THỐNG NỆM THẮNG LỢI KÍNH CHÀO QUÝ KHÁCH HÀNG

0365799944

Tìm hiểu nguyên nhân tại sao uống cà phê vẫn buồn ngủ
Ngày đăng: 04/11/2023 - 02:41 PM
Việc nhâm nhi một tách cà phê vào mỗi buổi sáng sẽ giúp chúng ta tỉnh táo và tràn đầy năng lượng cho một ngày làm việc. Tuy nhiên với một số người khi uống cà phê sẽ trở nên mệt mỏi, uể oải và buồn ngủ. Tại sao lại như vậy? Hãy cùng mình tìm hiểu 5 lý do tại sao uống cà phê vẫn buồn ngủ qua bài viết dưới đây nhé

Mục lục

    Đối với nhiều người, cà phê là một loại thức uống giúp tăng sự tỉnh táo trong làm việc và học tập cực kì hiệu quả. Tuy nhiên với một số người, việc uống cà phê không giúp tăng thêm sự tỉnh táo mà còn khiến cho cơ thể trở nên mệt mỏi và buồn ngủ hơn. Vậy nguyên nhân của vấn đề này là gì? Hãy cùng công ty nệm Thắng Lợi tìm hiểu lý do tại sao uống cà phê vẫn buồn ngủ qua bài viết ngay sau đây nhé!

    Caffeine trong cà phê ảnh hưởng đến cơ thể của bạn như thế nào?

    Ảnh hưởng của caffeine với cơ thể

    Ảnh hưởng của caffeine với cơ thể

    Trước khi tìm hiểu lý do tại sao uống cà phê vẫn buồn ngủ, mình sẽ giải thích cách caffeine sẽ tác động đến cơ thể của bạn như thế nào.

    Khi bạn uống cà phê, lượng caffeine trong cà phê sẽ tác động đến một số bộ phận trên cơ thể bạn như não, hệ thần kinh trung ương, tim, cơ bắp,… Caffeine sẽ kích thích não giải phóng một lượng lớn dopamine, một loại hormone được dẫn truyền trong hệ thần kinh giúp làm tăng thêm sự thoải mái, dễ chịu và tỉnh táo.

    Khi dopamine được giải phóng, những hormone này sẽ khiến cho tim của bạn đập nhanh và mạnh hơn, cung cấp máu và oxy đến cơ bắp và não nhiều hơn.  Lúc này, quá trình trao đổi chất trong cơ thể cũng diễn ra nhanh hơn vì cơ bắp và não của bạn hiện tại đang cần một lượng lớn nhiên liệu để sẵn sàng phản ứng với mọi tình huống.

    Với lượng oxy được bổ sung, cơ thể của bạn sẽ có thể tạo ra năng lượng một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn bằng việc sử dụng lượng đường và carbohydrate dự trữ có trong cơ thể. Do đó mà bạn sẽ thường cảm thấy tỉnh táo hơn khi uống cà phê.

    Tại sao uống cà phê vẫn buồn ngủ?

    Có thể bạn sẽ thấy thắc mắc khi với một số người sau khi uống cà phê lại cảm thấy sảng khoái và tỉnh táo, trong khi bạn lại cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ. Thực ra thì ở cơ thể mỗi người sẽ có một mức độ dung nạp caffeine khác nhau, dẫn đến sự ảnh hưởng và hiệu quả của cà phê đối với mỗi người cũng sẽ khác nhau. Đôi khi cũng có một số yếu tố tác động đến hiệu quả của caffeine, khiến cho bạn vẫn cảm thấy buồn ngủ và mệt mỏi sau khi uống cà phê. Dưới đây là một số yếu tố tác động đến hiệu quả của caffeine phổ biến, nhằm giải thích cho câu hỏi “tại sao uống cà phê vẫn buồn ngủ”.

    Cơ thể của bạn đã quá mệt mỏi

    tại sao uồng cafe vẫn buồn ngủ

    Cơ thể của bạn đã quá mệt mỏi và buồn ngủ

    Bạn nên biết rằng, mọi thứ đều có giới hạn, kể cả cơ thể của bạn cũng như vậy. Khi cơ thể của bạn đã trở nên quá mệt mỏi và buồn ngủ, đặc biệt là tình trạng mất ngủ kéo dài trong nhiều ngày, thì cà phê cũng không thể giúp cho bạn tỉnh táo một cách hiệu quả được nữa. Lúc này điều bạn cần, là nên nghỉ ngơi, hạn chế thức khuya, tập cách đi ngủ sớm và thay đổi lại lịch trình sinh hoạt hợp lý để phục hồi lại sức khoẻ. 

    =>> Xem thêm bài viết: Ngủ sớm có tác dụng gì? 9 Cách ngủ sớm cho người quen thức khuya

    Lượng caffeine trong cơ thể hết tác dụng

    Khi lượng caffeine trong cơ thể giảm đi, bạn sẽ bắt đầu cảm nhận được sự mệt mỏi và buồn ngủ. Caffeine không phải là nguyên nhân trực tiếp khiến cho bạn buồn ngủ, mà là bởi cơ thể của bạn đã buồn ngủ sẵn. Caffeine chỉ là một chất kích thích giúp cho bộ não của bạn trở nên tỉnh táo.

    Khi tác dụng của caffeine bắt đầu giảm, cơ thể của bạn sẽ trở về trạng thái ban đầu. Nhịp tim bắt đầu chậm lại, lượng oxy trong cơ bắp và não giảm dần, dẫn đến cảm giác lờ đờ, uể oải, mệt mỏi và buồn ngủ.

    Bạn bị “nhờn” caffeine trong cà phê

    Bạn sẽ bị “nhờn” caffeine nếu sử dụng cà phê thường xuyên trong một thời gian dài. Theo nghiên cứu về quá trình dung nạp cà phê nghiên cứu tại Mỹ cho rằng, hiệu quả của caffeine đối với cơ thể sẽ duy trì ổn định trong 15 ngày đầu. Tuy nhiên, từ ngày thứ 16 trở đi, tác dụng của caffeine sẽ bắt đầu giảm dần đối với cơ thể, đặc biệt là duy trì sự tỉnh táo.

    Song điều này không đồng nghĩa rằng, caffeine không còn tác dụng nữa, mà đơn giản chỉ là hiệu suất của caffeine không còn kéo dài nữa mà thôi. Vì vậy, để kéo dài hiệu quả của caffeine, bạn cần phải uống nhiều cà phê hơn để tăng thêm hàm lượng caffeine có trong cơ thể. 

    Tuy nhiên bạn cần phải lưu ý rằng, việc lạm dụng cà phê quá mức có thể sẽ tác động tiêu cực đến sức khỏe. Thậm chí gây ra một số căn bệnh nguy hiểm như đau dạ dày, rối loạn nhịp tim, suy tim, suy cơ,..... 

    Cà phê của bạn có thể quá ngọt

    uống cà phê vẫn buồn ngủ

    Cơ thể bạn hấp thụ quá nhiều đường gây tình trạng "sốt đường"

    Theo Neuroscience & Biobehavioral Reviews, việc tiêu thụ các loại thực phẩm hoặc đồ uống chứa đường có thể gây ra tình trạng “sốt đường”. 

    Sốt đường là tình trạng mà cơ thể xuất hiện cảm giác bồn chồn, cồn cào trong thời gian ngắn. Tình trạng này sẽ khiến cho cơ thể bị mệt mỏi và uể oải

    Cơ thể bạn có thể đang bị mất nước

    Uống cà phê sẽ khiến cho bạn đi tiểu nhiều hơn bình thường. Việc đi tiểu thường xuyên như vậy thì sẽ khiến cho cơ thể của bạn bị mất nước. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng hạ huyết áp, gây ra cảm giác mệt mỏi và buồn ngủ.

    Làm thế nào để uống cà phê không buồn ngủ?

    Cách uống cà phê không buồn ngủ

    Cách uống cà phê không buồn ngủ

    Dưới đây là một số phương pháp làm tăng hiệu quả của caffeine, hạn chế tình trạng mệt mỏi và buồn ngủ, giúp bạn tỉnh táo trong làm việc và học tập.  

    • Không uống cà phê khi cơ thể đang suy nhược, mệt mỏi và mất ngủ trong thời gian dài.
    • Hạn chế uống cà phê quá ngọt để tránh tình trạng “sốt đường”.
    • Uống một cốc nước sau khi uống cà phê sẽ giúp cơ thể duy trì sự cân bằng và tránh tình trạng mất nước do caffeine.
    • Không nên uống cà phê khi đang đói. Bạn nên ăn một bữa nhẹ trước khi uống cà phê để tránh tình trạng bị say cà phê.
    • Sử dụng cà phê ở mức độ vừa phải để hạn chế sự phụ thuộc vào cà phê.
    • Ngoài cà phê, bạn cũng có thể thử uống trà để duy trì lượng caffeine cần thiết cho cơ thể mà không gây ra tình trạng suy giảm caffeine một cách đột ngột dẫn đến mệt mỏi và buồn ngủ.

    Kết luận

    Hy vọng qua bài viết này, congtynemthangloi.com đã giúp bạn hiểu lý do tại sao uống cà phê vẫn buồn ngủ. Cùng với đó là những phương pháp làm tăng hiệu quả của caffeine, giúp cho việc uống cà phê được tỉnh táo. 

    Tuy nhiên bạn cần phải lưu ý rằng, cà phê cũng chỉ là chất giúp kích thích tạm thời, giúp bộ não được tỉnh táo hơn. Để thực sự có một ngày làm việc tràn đầy năng lượng và hiệu quả, điều quan trọng nhất luôn là ưu tiên cho giấc ngủ và nghỉ ngơi đầy đủ. Hãy luôn theo dõi mình để đọc thêm những thông tin hữu ích nhé.

    Zalo
    Hotline