Tam thế phật là gì? Tam thế phật gồm những ai?

HỆ THỐNG NỆM THẮNG LỢI KÍNH CHÀO QUÝ KHÁCH HÀNG

0365799944

Tam thế phật là gì? Tam thế phật gồm những ai?
Ngày đăng: 01/12/2023 - 02:21 PM
Tam Thế Phật là ba vị Phật linh thiêng và được nhiều người thờ phụng. Tam Thế Phật đã quá quen thuộc với các Phật tử, tuy nhiên vẫn nhiều người chưa biết đến. Cùng Thắng Lợi tìm hiểu xem Tam Thế Phật là gì và gồm những ai nhé!

Mục lục

    Tam Thế Phật là gì?

    Để hiểu rõ hơn hãy cùng phân tích từng từ nhé:

    • Tam: Trong tiếng Hán có nghĩa là số 3. Ngoài ra "Tam" ở đây cũng có nghĩa là "Tam Thân" bao gồm: Pháp thân, Báo thân và Ứng thân.

    • Thế: Có thể hiểu “Thế” tức là “Thời”, mốc thời gian là quá khứ, hiện tại và tương lai. Cũng có người cho rằng, chữ "Thế" trong Tam Thế Phật còn được hiểu là thế giới. Trong đó, thế giới trung tâm là thế giới Ta Bà do Phật Thích Ca Mâu Ni làm giáo chủ. Bên trái có thế giới Tây Phương Cực Lạc của Phật A Di Đà và bên phải có thế giới Tịnh Lưu Ly phương Đông nơi Phật Dược Sư ngự.

    • Phật: Ý chỉ các vị thần Phật.

    Vậy Tam Thế Phật hay còn gọi là Tam thế tam thiên Phật chính là 3 vị Phật đại diện cho quá khứ, hiện tại và tương lai, cho thế giới nhân loại. Tam Thế Phật còn có ý nghĩa vô lượng vô biên, vô số mười phương chư Phật.

    Cùng đi tìm hiểu về ba vị Phật đại diện cho Tam Thế Phật ở phần tiếp theo nhé!

    Tam Thế Phật gồm những ai?

    Tam Thế Phật gồm có những vị nào?

    Tam Thế Phật gồm có những vị nào?

    Tam Thế Phật biểu trưng cho quá khứ - hiện tại - tương lai ứng với ba vị Phật gồm: Phật quá khứ đại biểu là Phật A Di Đà. Phật hiện tại đại biểu là Phật Thích Ca Mâu Ni. Còn Phật tương lai đại biểu là Phật Di Lặc.

    1. Phật A Di Đà 

    A Di Đà được dịch là ánh sáng vô hạn, do đó Phật A Di Đà được gọi là Đức Phật Ánh Sáng. Theo Phật giáo Đại Thừa, tên của Ngài có nghĩa là Vô Lượng Thọ, tức thọ mệnh vô lượng và Vô Lượng Quang tức ánh sáng vô lượng. Phật A Di Đà là giáo chủ của giới Cực lạc ở Tây Phương. Ngài được biết đến qua lời kể của Phật Thích Ca Mâu Ni, có thể nói Ngài là vị phật của một thế giới khác. Theo các kinh điển, trong cuộc đời hoằng đạo của Phật Thích Ca, ngài đã giới thiệu về Đức Phật A Di Đà và cõi nước mà ngài giáo hóa chúng sinh cho tín đồ của mình.

    Theo Đại Kinh A Di Đà, trong một kiếp sống trước đây, ngài là Hoàng tử Kiều Thi Ca của nước Diệu Hỷ, con của vua Nguyệt Thượng Luân và hoàng hậu Thù Thắng Diệu Nhân. Ở thời bấy giờ, có Đức Phật là Thế Tự Tại Vương Như Lai giáng sinh cứu độ chúng sinh. Khi nghe tin có Phật tái thế, ngài đã rời bỏ cung điện, xin xuất gia, được Phật chấp nhận và cho thọ Tỳ kheo giới với hiệu là Pháp Tạng Tỳ kheo. Đứng trước Đức Phật, ngài phát 48 lời nguyện để độ mười phương chúng sanh, nếu lời nguyện nào không viên mãn thề không thành Phật.

    2. Phật Thích Ca Mâu Ni

    Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

    Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

    Ngài là vị ở chính giữa của bộ tượng, biểu trưng hiện tại hoặc là biểu tượng của thế giới Ta Bà. Ngài là Bổn Sư thị hiện ở thế gian đề giáo hóa chúng sinh, được tôn xưng là Phật Tổ Như Lai, Phật Đà hay Đức Thế Tôn. 

    Theo các tài liệu Phật Giáo, Phật Thích Ca Mâu Ni là bậc giáo chủ của cõi Ta Bà. Ngài đã giác ngộ hoàn toàn, được chứng Thánh, biết mình là Phật vào tháng 4 năm 588 TCN. Ngài là bậc đạo sư giác ngộ viên mãn, nhìn thấy được kiếp trước của bản thân, của chúng sinh, sự hình thành và huỷ diệt của thế giới. Ngài biết mình sẽ không tái sinh một lần nào nữa và đã thoát khỏi quy luật sinh tử luân hồi của thế gian.

    Theo ghi chép trong kinh Phạm Võng, ngài thị hiện ở thế giới này lần này là lần thứ 8000. Trước khi trở thành Phật, ngài vốn là một vị Thái tử của tiểu vương quốc Shakya, con trai vua (Tịnh Phạn) tên là Tất Đạt Đa. Ngài được tiên tri rằng sẽ trở thành bậc vĩ nhân vĩ đại, kèm theo một lời tiên đoán rằng ngài sẽ bỏ đi tu hành sau khi thấy “một người già, một người bệnh, một xác chết và một sa môn”. Để con trai không đi tu, Vua Suddhodana đã cho thái tử hưởng hết vinh hoa phú quý, không tiếp xúc với cảnh khổ của cuộc đời.

    Thế nhưng, trong một lần nộ khi đi qua bốn cửa thành, ngài nhìn thấy bốn hình ảnh gồm một người già yếu, một người bệnh tật, một tu sĩ và một xác chết. Ngài đã quyết định rời khỏi cuộc sống nhung lụa, giàu sang phú quý của mình để tìm đạo. Ngài là người phát hiện và khởi xướng con đường trung dung – Trung đạo thay vì ép xác khổ hạnh như các vị tu sĩ cùng thời. 

    Phật Thích Ca Mâu Ni đã dùng 49 năm để không ngừng nghỉ nói cho chúng sanh biết chân tướng của vũ trụ nhân sinh, có thể sớm ngày phá mê khai ngộ. Theo kinh điển Pali, Phật Thích Ca Mâu Ni tạ thế tám mươi năm. Vào mùa mưa năm 80 tuổi, Ngài đã dự đoán được bản thân sẽ nhập diệt sau 3 tháng nữa. 

    Hiện nay, hình tượng Phật Thích Ca Mâu Ni thường gặp là tóc búi to hoặc có cụm xoắn ốc, nhục kế trên đỉnh đầu, mắt mở ba phần tư. Ngài mặc áo choàng qua cổ hoặc áo cà sa, không có chữ vạn trước ngực. Phật Thích Ca ngồi kiết già trên toà sen, tay xếp ngay ngắn trên đùi, thường bắt ấn thiền, ấn chuyển pháp luân hoặc ấn kim cương hiệp chưởng… 

    Nguồn tham khảo tại Wikipedia: TẠI ĐÂY

    3. Phật Di Lặc

    Phật Di Lặc

    Phật Di Lặc

    Phật Di Lặc đã quá quen thuộc với quý Phật tử. Phật Di Lặc, còn được gọi là Từ Thị (Maitreya), có nguồn gốc từ Bồ Tát Maitreya trong truyền thuyết Phật giáo. Maitreya được miêu tả là vị Phật Tương Lai, người sẽ đến thế giới này để giảng dạy và giúp đỡ loài người. Tuy nhiên, qua các suối nguồn dân gian và văn hóa, hình ảnh của Maitreya đã được biến đổi thành hình dáng một vị tu sĩ cười và mang theo túi đựng báu vật.

    Phật Di Lặc là biểu tượng tuyệt đối của niềm vui và hạnh phúc. Do đó, nhiều Phật tử gọi Ngài là “Phật cười”. Nụ cười của Ngài lan tỏa giúp hóa giải mọi hận thù, phiền não hay áp lực căng thẳng trong cuộc sống. Trong phong thủy, người ta tin rằng Phật Di Lặc ở đâu thì hạnh phúc sẽ xuất hiện ở đó.

    Theo kinh điển, Phật Di Lặc sẽ là người kế vị của vị Phật lịch sử Thích Ca Mâu Ni (Sakyamuni Buddha), người sáng lập ra đạo Phật. Lời tiên tri về sự xuất hiện của Phật Di Lặc được tìm thấy trong kinh điển của tất cả các trường phái Phật giáo và được hầu hết các Phật tử chấp nhận như là một tuyên bố về một sự kiện thực sự sẽ diễn ra trong tương lai.

    Cách thờ Tam Thế Phật như thế nào?

    Ngoài thời ở các chùa với bộ tượng có tên là Tam Thế Tam Thiên Phật hoặc Tam Thế Thường Trụ Diệu Pháp Thân thì Tam Thế Phật cũng được gia chủ thời tại gia. Cùng khám phá cách bố trí cũng như lễ vật cần có khi thờ tại gia nhé!

    Bài trí bàn thờ

    Tốt nhất là đặt bàn thờ Tam Thế Phật hướng ra cửa chính của ngôi nhà để tôn vinh những người đã khuất trong gia đình. Tránh đặt bàn thờ Phật ở những vị trí không thích hợp như: đối diện cửa bếp, nhà vệ sinh hoặc nhà tắm, dưới chân cầu thang vì những nơi này thường chứa nhiều âm khí và không phù hợp để thờ cúng.

    Bàn thờ cần được xây dựng chắc chắn và luôn được giữ sạch sẽ, rạng ngời. Nó không nên đặt trên nóc tủ vì điều này sẽ vi phạm tôn kính. Đồng thời, không nên đặt bàn thờ Tam Thế Phật cùng với Thần vì Phật có cảnh giới cao hơn.

    Đồ cúng

    Đồ cúng trên bàn thờ Tam Thế Phật nên dùng hoa quả

    Đồ cúng trên bàn thờ Tam Thế Phật nên dùng hoa quả

    Trên bàn thờ Phật, chỉ nên sắp xếp hoa quả làm lễ vật. Trái cây được đặt trên một đĩa đặc biệt để thờ cúng. Hàng ngày, lễ vật cần được thay đổi, có thể để cho người nhà lấy lộc hoặc chia sẻ với người khác, không bao giờ nên vứt bỏ.

    Không nên đặt đồ mặn, vàng mã lên bàn thờ Phật, bởi Phật tử thường ăn chay, tránh đồ mặn. Quà tặng nên là theo cặp, phù hợp với nhau. Trong trường hợp chủ nhân không có khả năng, việc tha thứ cũng là điều không sao.

    Việc chọn hoa quả cũng cần chú ý đến chất lượng hơn là số lượng, nên chọn loại tươi. Khi sắp xếp hoa quả, đặt cuống lá lên trên để tránh lật ngược. Đĩa hoa quả thường được đặt bên trái bàn thờ Phật.

    Cách lạy Tam Thế Phật

    Trước khi thờ cúng Tam Thế Phật, hãy tắm rửa sạch sẽ để đảm bảo thân thể không bị ô uế trong lễ bái. Khi lễ cúng, hãy quỳ gối, hai tay giơ lên như đang nâng chân Phật và khom người để trán áp vào lòng bàn tay. Sau đó, đứng thẳng, hai tay chắp trước ngực, mắt ngước nhìn Đức Phật, luôn nhớ đến những công việc tốt lành của Ngài, thành tâm cầu nguyện cho điều lành, và sau đó thắp nén nhang vào bát hương, rung chuông và vái ba lạy.

    Trong lễ cúng Phật, không nên làm qua loa và không có tâm thành khẩn, vì điều này sẽ làm cho việc thờ cúng không đạt được kết quả và vẫn mang tội bất kính.

    Thờ Tam Thế Phật có ý nghĩa gì?

    Có thể các bạn cũng để ý rằng Tam Thế Phật là bộ tượng có 3 pho tượng giống hệt nhau, được tạc trong tư thế ngồi thiền kiết già. Bộ Tôn tượng Tam Thế Phật mang ý nghĩa phổ quát, các Ngài là những vị Phật có trí tuệ, đạo hạnh cao thâm, đã dùng trí đức để cứu độ chúng sanh, dắt con người đi qua biển khổ luân hồi. Trong công cuộc cứu độ, dù trải qua hằng hà sa số kiếp cùng muôn vàn khó khăn thử thách, các Ngài vẫn một lòng hướng thiện.

    Theo văn hoá phương Đông, bộ Tôn tượng Tam Thế Phật tôn vinh công đức của các vị chư Phật ở nhiều không gian và thời gian. Nhắc nhở chúng ta phải biết trân trọng cuộc sống hiện tại, phải sống để sau khi nhìn về quá khứ đều là những ngày đáng quý đồng thời cũng cần vui vẻ, lạc quan hướng đến tương lai tốt đẹp. 

    Nếu ta chân thành trong việc thờ cúng và lễ bái Tam Thế Phật, mỗi ngày ngắm nhìn hình tượng của các vị, ta có thể học được cách duy trì tâm hồn thanh tịnh, thoát khỏi phiền muộn thế tục và khám phá ra chân lý cuộc sống. Đồng thời, qua đó, ta cũng được học cách loại bỏ những ảo tưởng, suy nghĩ phiền não, sống với lòng nhân từ, hạnh phúc và yên bình hơn.

    Vậy là bạn đã biết Tam Thế Phật là gì và có những ai. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với bạn. Nếu thấy bài viết này hay hãy chia sẻ bài viết này cho nhiều người cùng đọc nhé! Chúc bạn cuộc đời an lành!

    Có thể bạn cũng quan tâm: Đức năng thắng số nghĩa là gì? Hãy hiểu cho đúng!

    Zalo
    Hotline