Giải đáp cơ chế và ý nghĩa sinh học của giấc ngủ chi tiết

HỆ THỐNG NỆM THẮNG LỢI KÍNH CHÀO QUÝ KHÁCH HÀNG

0365799944

Giải đáp cơ chế và ý nghĩa sinh học của giấc ngủ chi tiết
Ngày đăng: 17/02/2024 - 09:11 AM
Chúng ta đều biết rằng, ngủ là một nhu cầu sinh lí cơ bản của con người, giúp phục hồi khả năng hoạt động và làm việc của hệ thần kinh. Vậy ý nghĩa sinh học của giấc ngủ là gì? Và cơ chế hoạt động của giấc ngủ như thế nào? Hãy cùng Công ty nệm Thắng Lợi tìm hiểu chi tiết qua bài viết ngay dưới đây.

Mục lục

     

    Ý nghĩa sinh học của giấc ngủ

    Giải đáp ý nghĩa sinh học của giấc ngủ là gì?

    Giải đáp ý nghĩa sinh học của giấc ngủ là gì?

    Như đã nói ở trên, ngủ là một nhu cầu cơ bản và vô cùng thiết yếu với mỗi người trong chúng ta. Các nhà khoa học giải thích ý nghĩa sinh học của giấc ngủ rằng, ngủ là kết quả của một quá trình ức chế não bộ một cách tự nhiên. Trong suốt quá trình này, cơ thể trải qua một loạt các hoạt động sinh học và sinh lý, bao gồm cả quá trình tái tạo và phục hồi, cải thiện chức năng của hệ miễn dịch, và điều chỉnh hoạt động của các hệ thống thần kinh và hormone; qua đó giúp hồi phục lại khả năng làm việc và hoạt động của thần kinh và cơ thể.

    Dưới đây là một số ý nghĩa sinh học của giấc ngủ khác mà bạn cũng có thể tham khảo:

    Hồi phục cơ thể và tái tạo năng lượng 

    Giấc ngủ không chỉ là những khoảnh khắc để chúng ta nghỉ ngơi, mà còn là thời điểm quan trọng cho cơ thể và não bộ có thể tái tạo và hồi phục năng lượng sau một ngày dài làm việc. Trong giai đoạn giấc ngủ, hệ thống thần kinh sẽ bắt đầu tiến hành hoạt động tái tạo và phục hồi các tế bào bị tổn thương, đồng thời sản sinh ra những hormone cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Điều này là cực kỳ quan trọng đối với việc phát triển cơ bắp, làm đẹp da, và tái tạo lại năng lượng cho một ngày mới.

    Tác động tích cực đến sức khỏe tim mạch 

    Bên cạnh đó, giấc ngủ cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tim mạch. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thiếu ngủ có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe như tăng huyết áp, tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, hay thậm chí là đột quỵ. Trong khi đó, một giấc ngủ đủ và chất lượng có thể sẽ giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh này và duy trì sự cân bằng tự nhiên của hệ thống tim mạch.

    Tăng cường hệ miễn dịch 

    Hơn nữa, giấc ngủ cũng tác động một cách đáng kể đến hệ miễn dịch của cơ thể. Trong giai đoạn giấc ngủ, cơ thể sẽ bắt đầu sản xuất các tế bào miễn dịch cùng các chất chống viêm để bảo vệ và chống lại các tác nhân gây bệnh đến từ môi trường bên ngoài. Do đó, với một giấc ngủ đủ sẽ giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, và giúp ngăn chặn sự phát triển của nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau.

    Ảnh hưởng đến các hoạt động của trí não

    Có thể bạn chưa biết rằng, trong khi chúng ta ngủ, não bộ sẽ bắt đầu lọc, xử lý và lưu trữ thông tin mà chúng ta đã thu thập trong suốt một ngày dài. Các thông tin có ý nghĩa và quan trọng sẽ được bộ não giữ lại, trong khi các thông tin không cần thiết sẽ được loại bỏ. Từ đó giúp cải thiện khả năng ghi nhớ và khả năng học tập của não bộ.

    Các giai đoạn và chu kỳ giấc ngủ 

    Những giai đoạn và chu kì của giấc ngủ

    Những giai đoạn và chu kì của giấc ngủ

    Chu kỳ giấc ngủ là một chuỗi các giai đoạn của giấc ngủ mà cơ thể trải qua mỗi đêm. Chu kỳ này thường kéo dài khoảng 90 phút và được lặp lại một vài lần trong suốt đêm. Trong một chu kỳ giấc ngủ sẽ trải qua 4 giai đoạn như sau:

    Giai đoạn 1: Giai đoạn ru ngủ

    Giai đoạn ru ngủ thường được diễn ra ngay khi bắt đầu giấc ngủ và kéo dài khoảng từ 5-10 phút. Đây là giai đoạn mà não bộ sẽ bắt đầu chuyển từ tình trạng hoạt động sang trạng thái đi vào giấc ngủ. Lúc này cơ thể sẽ bắt đầu giảm hoạt động, và não bộ sẽ chuyển từ tình trạng thức sang tình trạng ngủ.

    Giai đoạn 2: Giai đoạn ngủ nhẹ (ngủ nông)

    Giai đoạn ngủ nhẹ thường sẽ chiếm khoảng 45-55% tổng thời gian của giấc ngủ. Trong giai đoạn này, nhịp tim và hơi thở của bạn sẽ trở nên đều đặn hơn. Đồng thời, não bộ của bạn sẽ tiếp tục giảm hoạt động và chuẩn bị cho giai đoạn ngủ tiếp theo.

    Giai đoạn 3: Giai đoạn ngủ sâu

    Giai đoạn ngủ sâu, hay còn được gọi là giai đoạn ngủ chậm sóng. Trong giai đoạn này, cơ thể thực hiện các quá trình phục hồi và tái tạo năng lượng như sửa chữa tổn thương cơ thể và tạo ra hormone cần thiết cho sức khỏe.

    Giai đoạn REM (Rapid Eye Movement)

    Giai đoạn ngủ REM hay còn được biết đến là giai đoạn ngủ mơ màng, thường xảy ra sau giai đoạn ngủ sâu. Trong giai đoạn này, mắt của bạn sẽ di chuyển một cách linh hoạt và nhanh chóng; đồng thời, hoạt động của não bộ sẽ tăng lên. Trong giai đoạn này, não bộ sẽ bắt đầu các công việc như xử lý thông tin, lưu trữ ký ức sau một ngày dài làm việc và hoạt động.

    =>> Xem thêm bài viết Giấc ngủ REM là gì? Giấc ngủ REM có tốt không?

    Sau giai đoạn REM, chu kỳ giấc ngủ sẽ bắt đầu lại từ giai đoạn 1. Chu kỳ giấc ngủ này lặp lại nhiều lần trong suốt đêm.

    Một số mẹo giúp cải thiện giấc ngủ

    Bên cạnh thắc mắc về ý nghĩa sinh học của giấc ngủ, có thể bạn cũng sẽ thắc mắc rằng liệu có những mẹo nào có thể cải thiện được chất lượng giấc ngủ không? Thì câu trả lời là có. Có rất nhiều cách giúp cải thiện được chất lượng giấc ngủ, cũng như hỗ trợ cho các quá trình tái tạo và phục hồi diễn ra một cách hiệu quả nhất. Ở phần dưới đây, Công ty nệm Thắng Lợi sẽ chia sẻ cho bạn một số mẹo cơ bản giúp có được một giấc ngủ chất lượng hơn, mà bạn có thể tham khảo.

    Thiết lập một lịch trình đi ngủ và thức dậy một cách đều đặn

    Bạn hãy cố gắng đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời gian vào mỗi ngày, bao gồm cả cuối tuần. Điều này sẽ giúp não bộ có thể định hình và duy trì chu kỳ giấc ngủ một cách ổn định.

    Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ

    Không sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ

    Không sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ

    Ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử như điện thoại di động, máy tính bảng và máy tính sẽ khiến cho não bộ bị suy giảm sản xuất Melatonin, một loại hormone giúp điều hòa chu kỳ giấc ngủ. Do đó bạn nên tránh sử dụng các thiết bị điện tử ít nhất 1 giờ trước khi đi ngủ để có được một giấc ngủ tốt hơn.

    Thực hiện thói quen thư giãn trước khi đi ngủ

    Thay vì sử dụng các thiết bị điện tử, bạn nên tạo ra cho bản thân một vài thói quen thư giãn như đọc sách, nghe nhạc nhẹ hoặc tắm nước nóng trước khi đi ngủ. Điều này sẽ giúp tinh thần của bạn được trở nên thư giãn, dễ chịu; từ đó có được một giấc ngủ tốt hơn.

    Đảm bảo không gian phòng ngủ thoải mái

    Đảm bảo không gian ngủ thoải mái dễ chịu

    Đảm bảo không gian ngủ thoải mái dễ chịu

    Đảm bảo một không gian phòng ngủ thoải mái và dễ chịu cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc mang đến cho bạn một giấc ngủ chất lượng. Một không gian ngủ yên tĩnh và mát mẻ, cùng một chiếc nệm êm ái, thoải mái sẽ giúp cho bạn có thể giải tỏa mọi căng thẳng và lo âu sau một ngày dài làm việc mệt mỏi.

    Kết luận

    Hy vọng qua bài viết trên, Công ty nệm Thắng Lợi đã giúp bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa sinh học của giấc ngủ, cũng như những giai đoạn và chu kì của giấc ngủ. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ với congtynemthangloi.com để nhận được sự tư vấn tốt nhất nhé!

    Zalo
    Hotline