Sáng sớm ngủ dậy bị đắng miệng là bệnh gì? Khắc phục ra sao?

HỆ THỐNG NỆM THẮNG LỢI KÍNH CHÀO QUÝ KHÁCH HÀNG

0365799944

Sáng sớm ngủ dậy bị đắng miệng là bệnh gì? Khắc phục ra sao?
Ngày đăng: 28/08/2024 - 10:23 PM
Sáng sớm ngủ dậy bị đắng miệng không chỉ gây ra sự không thoải mái mà còn có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Đối diện với tình trạng này, việc hiểu rõ nguyên nhân và áp dụng các biện pháp khắc phục hiệu quả là cực kỳ quan trọng. Bài viết sau đây, Công Ty Nệm Thắng Lợi sẽ chia sẻ đến bạn nguyên nhân, cách khắc phục và một số lưu ý khi gặp tình trạng sáng sớm ngủ dậy bị đắng miệng. Cùng theo dõi nhé.

Mục lục

    Nguyên nhân gây ra tình trạng sáng sớm ngủ dậy bị đắng miệng

    Tình trạng đắng miệng sau khi ngủ dậy xảy ra bởi khá nhiều nguyên nhân. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến bạn cần lưu ý.

    Do chăm sóc răng miệng kém

    Vệ sinh răng miệng kém hoặc không đúng cách tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Điều này có thể gây ra tình trạng đắng miệng và gia tăng nguy cơ nhiễm trùng, sâu răng, bệnh về nướu,…

    Mang thai

    Trong các tháng đầu của thai kỳ, mẹ bầu có thể cảm giác miệng bị đắng. Nguyên nhân là do hormone trong cơ thể có sự biến đổi, ảnh hưởng đến các giác quan. Tuy nhiên, tình trạng này thường tự biến mất sau khi sinh.

    Sáng sớm ngủ dậy bị đắng miệng có thể do bạn đang mang thai

    Sáng sớm ngủ dậy bị đắng miệng có thể do bạn đang mang thai

    Căng thẳng, lo lắng

    Căng thẳng và lo lắng quá mức cũng có thể gây ra những kích thích phản ứng trong cơ thể. Điều này thường làm thay đổi vị giác và khiến bạn dễ bị khô miệng, đắng miệng.

    Sử dụng thuốc

    Một số loại thuốc, chất bổ sung hoặc phương pháp điều trị y tế có thể làm vị giác thay đổi. Do bản chất thuốc có vị đắng hoặc do hóa chất trong thuốc được bài tiết vào nước bọt. Một số loại thuốc có thể gây đắng miệng như thuốc tim mạch, lithium, kháng sinh, vitamin có chứa khoáng chất đồng, sắt hoặc kẽm,…

    Hút thuốc lá

    Các thành phần độc hại có trong thuốc lá có thể gây ảnh hưởng tới khả năng cảm nhận mùi vị, dẫn đến vị đắng trong miệng và hơi thở có mùi hôi,…

    Sáng sớm ngủ dậy bị đắng miệng có thể do hút thuốc lá

    Sáng sớm ngủ dậy bị đắng miệng có thể do hút thuốc lá

    Lão hoá

    Khi cơ thể bước vào giai đoạn lão hóa, một số chức năng của các hệ cơ quan cũng bị suy giảm dần dần, trong đó là cơ quan vị giác. Do đó, những người cao tuổi thường cảm thấy có vị đắng ở trong miệng.

    Sáng sớm ngủ dậy bị đắng miệng là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì?

    Nếu tình trạng này kéo dài thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo cho một số căn bệnh nguy hiểm.

    Thiếu vitamin

    Vitamin là dưỡng chất giúp duy trì và điều hòa các hoạt động bình thường của cơ thể, trong đó có chức năng cảm nhận mùi vị. Nếu cơ thể thiếu hụt vitamin, miệng sẽ thường xuyên có cảm giác đắng.

    Suy giảm chức năng gan

    Khi gan và mật bị rối loạn chức năng có thể gây tình trạng đắng miệng kèm theo đau tức hông sườn và tiêu hóa kém. Bên cạnh đó, gan nhiễm mỡ, viêm gan cấp và mãn tính, suy giảm chức năng gan do làm việc quá tải cũng gây ra cảm giác đắng miệng. 

    Sáng sớm ngủ dậy bị đắng miệng có thể do suy giảm chức năng gan

    Sáng sớm ngủ dậy bị đắng miệng có thể do suy giảm chức năng gan

    Hội chứng miệng bỏng rát

    Tình trạng này được mô tả tương tự như ăn ớt cay và kèm theo đó là tình trạng đắng miệng hoặc hôi miệng. Hội chứng miệng bỏng rát có thể xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn hoặc cũng có thể trở thành bệnh mạn tính.

    Rối loạn tiêu hóa

    Bệnh lý này kéo dài cũng có thể gây ra vị đắng nhẹ trong miệng, hôi miệng và cảm giác như có vị kim loại trong miệng. 

    Nấm miệng

    Người bị nhiễm trùng nấm men trong miệng sẽ xuất hiện các đốm trắng trên lưỡi, khoang miệng hoặc cổ họng kèm theo triệu chứng đắng trong miệng.

    Tiền mãn kinh

    Phụ nữ đang trong độ tuổi tiền mãn kinh thường gặp phải tình trạng có vị đắng trong miệng, miệng bỏng rát hoặc khô miệng. Nguyên nhân là do suy giảm nồng độ estrogen trong cơ thể.

    Trào ngược dịch mật

    Dịch mật được sản xuất ở gan và túi mật tiêu hóa chất béo và loại bỏ tế bào hồng cầu chết. Khi môn vị bị tổn thương dẫn đến dịch mật trào ngược lên dạ dày, thực quản sẽ làm bạn cảm thấy có vị đắng trong miệng kèm theo các triệu chứng như ợ nóng, ợ hơi, cảm giác buồn nôn, ho khan.

    Trào ngược dạ dày thực quản

    Khi bị bệnh này, người bệnh cảm thấy như có lửa đối ở vùng ngực, bụng đồng thời miệng xuất hiện vị chua đắng. Nguyên nhân là do cơ vòng ở đầu dạ dày yếu đi theo thời gian hay do chế độ sinh hoạt kém khoa học.

    Sáng sớm ngủ dậy bị đắng miệng có thể do bệnh trào ngược dạ dày

    Sáng sớm ngủ dậy bị đắng miệng có thể do bệnh trào ngược dạ dày

    Nhiễm trùng, bệnh mãn tính, rối loạn hệ miễn dịch

    Các bệnh lý này sẽ thúc đẩy cơ thể sản sinh ra protein TNF gây đắng miệng. 

    Bị tổn thương thần kinh vị giác

    Bệnh lý này cũng gây ra sự biến đổi vị giác của mỗi người, trong đó một số người cảm thấy bị đắng miệng. Nguyên nhân có thể do bệnh động kinh, ở não, đa xơ cứng, suy giảm trí tuệ. Người đang hóa trị, xạ trị điều trị ung thư cũng có thể khiến bệnh nhân bị đắng miệng, thậm chí ngay khi uống nước cũng có vị đắng. 

    Sáng sớm ngủ dậy bị đắng miệng cần khắc phục bằng cách nào?

    Dưới đây là gợi ý về một số cách chữa đắng miệng khi ngủ dậy đơn giản, hiệu quả mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà.

    Vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày

    Đánh răng mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ giúp ngăn ngừa sự tích tụ của vi khuẩn và loại bỏ mùi đắng trong miệng. Lưu ý, cần đánh răng đủ 2 - 3 phút để bảo đảm loại sạch vi khuẩn mảng bám và thức ăn sót lại. Ngoài ra, bạn hãy dùng thêm tăm nước hay chỉ nha khoa để làm sạch tận sâu các kẽ răng. 

    Đánh răng mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ giúp loại bỏ mùi đắng trong miệng.

    Đánh răng mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ giúp loại bỏ mùi đắng trong miệng

    Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp

    Để hạn chế tối đa tình trạng đắng miệng bạn cũng nên xây dựng cho mình một chế độ ăn uống hợp lý. Dưới đây là một số loại thực phẩm nên ăn và nên hạn chế bạn có thể tham khảo.

    Thực phẩm nên ăn:

    • Nước ấm sau khi ngủ dậy: Uống một cốc nước ấm ngay sau khi ngủ dậy sẽ giúp dạ dày được trung hòa lượng axit vào mỗi buổi sáng. Bạn cũng có thể pha thêm một muỗng canh mật ong để giúp kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
    • Cháo nóng: Cháo là nguồn dinh dưỡng đầy đủ, rất dễ nuốt, dễ tiêu hóa, giúp người bệnh có thể ăn ngon miệng hơn, hạn chế tối đa tình trạng ợ nóng, ợ chua và trào ngược dạ dày.
    • Trái cây, rau xanh: Trái cây và rau xanh chứa đa dạng các loại vitamin như A, B, C, E,…cung cấp chất dinh dưỡng dồi dào. Chúng giúp làm giảm bớt tình trạng đắng miệng và mùi kim loại tồn tại trong khoang miệng.
    • Kẹo cao su không đường: Nhai kẹo cao su không đường hương quýt, cam cũng là một giải pháp tốt trị đắng miệng. Cách này giúp tăng khả năng tiết nước bọt giúp làm ẩm khoang miệng, lấn át vị đắng trong khoang miệng.
    • Ô mai: Vị chua ngọt đặc trưng của ô mai có thể giảm đắng miệng. Đồng thời, sẽ kích thích tuyến nước bọt tăng tiết, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

    Thực phẩm nên hạn chế:

    • Thức ăn nhiều dầu mỡ hay chế biến sẵn: Ăn nhiều những loại thực phẩm sẽ tạo thêm gánh nặng cho dạ dày, dễ gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa, trào ngược axit dạ dày lên thực quản, từ đó gây cảm giác đắng miệng.
    • Thực phẩm cay nóng: Ăn nhiều các loại thực phẩm này càng làm cho hiện tượng đắng miệng trở nên trầm trọng hơn. Lý do là trong ớt có chứa thành phần capsaicin – hoạt chất kích thích vị giác, gây đắng miệng.
    • Thực phẩm quá ngọt và nhiều tinh bột: Những thực phẩm này gây nên hiện tượng rối loạn vị giác nghiêm trọng, sẽ sinh ra cảm nhận mọi đồ ăn đều có vị đắng và vị kim loại.
    • Rượu bia, đồ uống có ga: Những loại thực phẩm này có vị đắng sẵn, sử dụng nhiều sẽ gây đắng miệng.

    Để hạn chế tối đa tình trạng đắng miệng bạn cũng nên xây dựng cho mình một chế độ ăn uống hợp lý

    Để hạn chế tối đa tình trạng đắng miệng bạn cũng nên xây dựng cho mình một chế độ ăn uống hợp lý

    Sử dụng bài thuốc Đông y

    Một số bài thuốc Đông y có tác dụng điều trị triệu chứng đắng miệng mà các bạn có thể tham khảo.

    Bài thuốc Khổng thị thanh vị phương

    Bài thuốc này giúp cải thiện đắng miệng, mùi hôi trong miệng, trị táo bón, tiêu khát, nước tiểu vàng.

    Chuẩn bị:

    • 12g tri mẫu, xạ can
    • 20g sinh thạch cao
    • 10g mạch môn

    Cách làm:

    • Đem sắc tất cả các nguyên liệu cùng với lượng nước vừa đủ. 
    • Sử dụng thuốc này 2 lần trước khi ăn để đạt hiệu quả tốt nhất.

    Bài thuốc Trúc nhự thanh vị ẩm

    Chuẩn bị:

    • 30g lô căn
    • 12g trúc nhự, thạch hộc (hoàng thảo dẹt), 
    • 10g bạch thược
    • 10g chỉ xác
    • 6g bạc hà
    • 6g cam thảo
    • 15g các thảo dược bồ công anh, thạch cao nung, mạch môn.

    Cách làm:

    • Tất cả nguyên liệu đem sắc trộn đều.
    • Sử dụng để uống mỗi ngày 1 thang.

    Kết hợp massage bấm huyệt

    Ngoài những giải pháp trên để giúp giảm thiểu tình trạng ngủ dậy đắng miệng thì giải pháp bấm huyệt giúp lưu thông khí huyết cũng là giải pháp không thể thiếu. Bên cạnh đó, bấm huyệt cũng giúp cho cơ thể cảm thấy thoải mái, thư giãn hơn. Vì vậy quý khách nên đi bấm huyệt ít nhất là một tháng một lần nhằm giúp cho cơ thể thêm khỏe mạnh, thư thái.

    Một số điều cần lưu ý khi gặp tình trạng sáng sớm ngủ dậy bị đắng miệng

    Khi mắc phải tình trạng đắng miệng, để khắc phục nhanh chóng và hiệu quả, bạn cũng cần lưu ý tới một số điều sau:

    • Nằm ngửa và gối đầu cao để giúp dạ dày nằm thấp hơn thực quản, từ đó hạn chế tối đa khả năng bị trào ngược axit từ dạ dày.
    • Tập thể dục thường xuyên để giúp nên khỏe mạnh hơn, ngăn ngừa nguy cơ mắc phải các căn bệnh nguy hiểm gây nên tình trạng đắng miệng.
    • Giữ cho tinh thần luôn lạc quan, vui vẻ, thoải mái sẽ giúp giảm áp lực trong cuộc sống một cách dễ dàng hơn, từ đó loại bỏ chứng đắng miệng do căng thẳng gây ra.
    • Chia nhỏ bữa chính thành nhiều bữa ăn trong ngày sẽ giúp giảm bớt áp lực tác động lên dạ dày. Từ đó dạ dày được hoạt động điều độ, giảm thiểu các nguy cơ bị trào ngược thực quản.
    • Sử dụng đúng liều lượng thuốc, phương pháp điều trị mà bác sĩ chỉ định sẽ hỗ trợ khỏi bệnh nhanh chóng hơn và góp phần giảm thiểu những nguy cơ xảy ra tác dụng phụ nguy hiểm.
    • Tình trạng đắng miệng xảy ra thường xuyên là một biểu hiện của việc sức khỏe gặp vấn đề. Chính vì vậy, việc thăm khám sức khỏe định kỳ sẽ giúp phát hiện và điều trị những căn bệnh này một cách kịp thời.

    Trên đây, https://congtynemthangloi.com/ đã chia sẻ đến bạn nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng sáng sớm ngủ dậy bị đắng miệng. Bằng cách duy trì vệ sinh răng miệng đúng cách, ăn uống khoa học, và thực hiện các biện pháp chữa trị tự nhiên, bạn có thể đối phó với tình trạng ngủ dậy đắng miệng một cách hiệu quả và thoải mái hơn trong cuộc sống hàng ngày.

    Xem thêm:

    Zalo
    Hotline